Cánh cửa nào sau lớp 12?

14:24 19/07/2016

Kết thúc 12 năm đèn sách, các bạn trẻ đứng trước một bước ngoặt mới với nhiều lựa chọn phải cân đo, đong đếm cho tương lai bản thân. “Có nên học tiếp lên Đại học không?” là nỗi trăn trở của không ít thí sinh và phụ huynh trong giai đoạn quyết định của cuộc đời. 

Sau mười hai năm đèn sách, vượt qua bao vất vả gian nan, trên vai mang nặng công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, trước ngưỡng cửa cuộc đời ai cũng mong ước mình sẽ có một tương lai rạng rỡ. Ở cái tuổi 17,18 ấy, mỗi người dần bước sang một giai đoạn mới với những mông lung, non nớt và những lựa chọn chưa được cân nhắc rõ ràng. Trước hàng loạt cánh cửa đang mở ra, bạn chưa thực sự biết mình muốn làm gì và dừng lại ở đâu? Có nên học tiếp lên Đại học không hay nên lựa chọn cho mình một con đường nào khác?

Học sinh lớp 12 xưa …

Với tư tưởng cũ, đại học là con đường tốt nhất sau tốt nghiệp lớp 12

Chỉ cách đây 5 – 10 năm, khi được hỏi: Kết thúc lớp 12 có nên thi tiếp lên Đại học không?,chắc chắn câu trả lời luôn luôn là ” “. Thời điểm ấy, đa số học sinh còn chưa được định hướng rõ ràng về nghề nghiệp, tương lai mà chỉ biết “nhắm mắt” học để thi bằng được vào Đại học theo những lời khuyên bảo, định hướng của gia đình.

Cũng bởi lối suy nghĩ “mòn”, nhất định phải chen chân được vào Đại học, nhiều bạn trẻ khi ấy đã phải trả giá bằng việc học một ngành mình không hề hứng thú, học thụ động, thiếu mục tiêu và hoài bão, đam mê tuổi trẻ. Trước thực tế cuộc sống khác xa những gì đã được học, họ trở nên bị động, lúng túng, không đủ khả năng làm việc. Một số khác phải bỏ học giữa chừng vì năng lực kém hoặc điều kiện kinh tế của gia đình không cho phép. 

 9x giờ đã khác…..

Khác với các thế hệ trước đây, các bạn trẻ hiện nay được tiếp xúc với những thông tin, xu hướng mới mẻ của xã hội từ rất sớm, từ đó sớm có lối suy nghĩ, cách thể hiện và cá tính rõ ràng. Phần khác, nhờ sự thay đổi trong tư duy, lối suy nghĩ của các bậc phụ huynh, các bạn được lắng nghe, định hình sở thích, nhu cầu của bản thân, từ đó tự quyết định tương lai mà mình muốn dành thời gian theo đuổi.

Ở thế kỷ 21, đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong quý 1/2016, cả nước có 1,07 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, trong đó có 35.400 người có trình độ Đại học trở lên, nâng tổng số cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ thất nghiệp lên con số 190.900 người, tăng 22,8% so với quý IV/2015. Trước thực trạng đáng báo động này, thay vì tìm mọi cách vào đại học, năm 2016, có tới 32% học sinh lớp 12 quyết định tham gia kỳ thi THPT Quốc gia chỉ để lấy kết quả tốt nghiệp mà không xét tuyển vào Đại học. Đây là một “tín hiệu đáng mừng” cho thấy sự thay đổi trong nhận thức, tư duy và đánh giá bằng cấp của thế hệ trẻ hiện đại.

Cánh cửa nào sau lớp 12? 

Ngưỡng cửa cuộc đời của mỗi thanh niên không chỉ giới hạn ở cổng trường Đại học mà còn rộng mở với biết bao cơ hội ở các trung tâm, các trường trung cấp hay cao đẳng dạy nghề. Nếu bạn có sức học khá, có thể vào một trường đại học danh tiếng với ngành bạn yêu thích. Nhưng nếu bạn chỉ có sức học trung bình, việc vào đại học là một sự mạo hiểm lớn. Thay vì vào đại học, tại sao bạn không chọn cho mình con đường chắc chắn là vào các trường cao đẳng, dạy nghề rồi nhanh chóng tìm cho mình một nghề nghiệp mình mong muốn?

Thực tế chứng minh rằng, không phải cứ tốt nghiệp Đại học thì mới thành danh, thành tài, thành công trong sự nghiệp. Nhiều công nhân, nông dân tuy ít học nhưng qua quá trình làm việc, tự học, tự tìm tòi đã sáng chế ra máy cấy, máy gặt, máy hút bùn, máy nghiền xơ dừa, thậm chí cả… máy bay. Nhiều học sinh nghèo chưa có điều kiện thi vào Đại học đã chọn con đường vừa học vừa làm, phấn đấu từ trung cấp, cao đẳng lên Đại học và họ đã trở thành những kĩ sư, bác sĩ, giảng viên, giám đốc doanh nghiệp, doanh nhân giỏi…

Con đường tuy xa nhưng cuối cùng họ vẫn đến đích, vẫn thực hiện được ước mơ của đời mình. Vì vậy, không nhất thiết sau khi học xong bậc Trung học phổ thông, học sinh nào cũng phải vào Đại học. Điều quan trọng hơn cả, là mỗi người cần xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, thích hợp, có quyết tâm, ý chí tự học để không ngừng vươn lên chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận. Đó mới là điều thực sự cần thiết cho tương lai của bạn.

Kinh nghiệm của người đi trước

Vào đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công. Đó là sự đúc rút từ những bài học cuộc đời, trải nghiệm thực tế của các bạn trẻ, những người đi trước. Trong xã hội hiện đại, thành công không đến từ tấm bằng đại học, mà chính nhờ sự nỗ lực, cố gắng trong công việc và nghề nghiệp các bạn đam mê.

Câu chuyện của Nguyễn Bá Phú, cựu sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá là một minh chứng rõ điều này. Không như nhiều bạn bè cùng lớp, học xong lớp 12, Phú không nghe theo lời bố mẹ thi đại học, bỏ qua những lời dị nghị của họ hàng, cậu quyết định vào học cao đẳng vì theo cậu con đường đó sẽ phù hợp với mình hơn và cậu có thể học nghề mà mình yêu thích. Sau 28 tháng học tại trường Cao đẳng với ngành Công nghệ thông tin, Phú đã tìm được một công việc tốt với vị trí Quản trị nghiệp vụ. Công việc mang lại cho cậu mức thu nhập hấp dẫn để tiếp tục phát triển những hoài bão lớn hơn – thành lập công ty riêng.

Lựa chọn học Cao đẳng và tquyết tâm theo đuổi niềm đam mê thực sự đã giúp Nguyễn Bá Phú đạt được thành công trên con đường mình đã chọn.
Lựa chọn học Cao đẳng  và quyết tâm theo đuổi niềm đam mê thực sự đã giúp Nguyễn Bá Phú đạt được thành công trên con đường mình đã chọn.

Cũng như Phú, thay vì vào đại học theo lời bố mẹ, Trịnh Đức Cung, cựu sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá chọn học Cao đẳng ngành Thiết kế Website để phát triển đam mê của bản thân. Nhờ sự kiên định và đam mê với nghề, Cung nhanh chóng tìm được việc làm ổn định với thu nhập 15 triệu đồng/ tháng sau khi ra trường.

Bước trước ngưỡng cửa cuộc đời, bạn đang đứng ở vạch xuất phát, và việc chọn con đường nào để đến thành công là quyết định của bạn. 

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận