Đại học “nở rộ” và nghịch lý của tấm bằng cử nhân

11:52 25/08/2015

Tình trạng nở rộ của các trường đại học khiến nhiều người băn khoăn: Việc tăng số lượng trường đại học liệu có đi kèm với tăng chất lượng giáo dục khi mà mỗi năm có đến hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp?

Cử nhân chật vật tìm việc làm

Cơn sốt đua nhau sinh con vào những năm tốt như Quý Mùi, Đinh Hợi, Tân Mão… của nhiều gia đình Việt khiến cho đến giai đoạn 18 tuổi, số lượng học sinh có sự gia tăng đột biến, kéo theo việc nở rộ tràn lan của các trường đại học. Việc phải duy trì về số lượng đã khiến cho nhiều trường không tập trung đầu tư vào chất lượng, đào tạo theo khuynh hướng nửa vời và không bám sát yêu cầu thực tiễn của xã hội, khiến cho sinh viên mới tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh, tỷ lệ cử nhân ra trường thất nghiệp hoặc phải đi làm thời vụ để kiếm sống rất nhiều. Năm 2012, từng có thanh niên tên là Huỳnh Ngọc Thành đạp xe khắp đường phố Tp.Hồ Chí Minh, treo bảng tự quảng cáo: “Tôi cần một công việc. Tôi có bằng đại học ngành tài chính ngân hàng, có các chứng chỉ của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước; biết lập trình MATLAB, C++, VBA for EXCEL. Liên hệ:…”

Ông bố trẻ đã tốt nghiệp đại học cầm biển đứng ngoài đường xin việc - Nguồn ảnh: Internet.
Ông bố trẻ đã tốt nghiệp đại học cầm biển đứng ngoài đường xin việc – Nguồn ảnh: Internet.

Ngày 17/8 vừa qua, người ta lại bắt gặp một nam thanh niên cầm tấm biển đứng xin việc giữa đường phố Hà Nội với dòng chữ: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi”. Được biết chàng trai này tên là Phùng Đức Ninh, sinh năm 1990, mới tốt nghiệp Đại học Điện lực. Với lý do luôn nhận được những cái lắc đầu khi đi xin việc, Ninh đành dùng cách không giống ai, hy vọng có cơ hội kiếm được việc làm.

Từ hình ảnh chàng trai cầm tấm biển xin việc, người ta lại nhắc nhiều đến con số thất nghiệp đáng báo động trong 3 tháng đầu năm 2015: Gần 178.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trên cả nước. Trước thực trạng trên, các nhà nghiên cứu giáo dục và chuyên gia việc làm cảnh báo nguy cơ nhu cầu nhân lực đại học đã bão hòa, bằng đại học đang mất giá. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nhiều trường đại học thiết kế giảng dạy chương trình đào tạo còn nặng lý thuyết, ứng dụng vào thực tiễn không cao. Ngoài ra, tâm lý phải vào đại học và công tác hướng nghiệp chưa hiệu quả cũng là nguyên nhân của sự lệch hướng.

Việc sinh viên ra trường phải “gác” bằng đại học để đi làm công việc khác đã trở nên phổ biến. Trong ảnh: Đăng ký tìm kiếm việc làm ở Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Bình Dương. Ảnh: P.Anh.
Việc sinh viên ra trường phải “gác” bằng đại học để đi làm công việc khác đã trở nên phổ biến. Trong ảnh: Đăng ký tìm kiếm việc làm ở Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Bình Dương. Ảnh: P.Anh.

Giá trị thực không nằm ở tấm bằng

Tại nhiều tọa đàm kết nối với doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng đều chung quan điểm không chỉ chú trọng bằng đại học mà ưu tiên xem xét sự đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng và tác phong, thái độ làm việc. Tuy nhiên, những đòi hỏi này hầu hết sinh viên đều không được trang bị đầy đủ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Trong khi các doanh nghiệp “ngại” tân cử nhân thì sinh viên các trường cao đẳng nghề lại được nhà tuyển dụng đánh giá cao, một phần là do chương trình và phương pháp học gắn liền với thực tiễn, phần khác là do các yếu tố tin học, ngoại ngữ và kỹ năng mềm tốt hơn, đặc biệt là thái độ tốt của “sản phẩm đầu ra” từ các trường này. Số liệu thực tế từ phòng Quan hệ Doanh nghiệp của thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá cho thấy: 85% sinh viên học tập tại nhà trường có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp với mức lương khởi điểm từ 4-10 triệu đồng/tháng. Số còn lại quyết định học lên những bậc cao hơn hoặc tự khởi nghiệp kinh doanh.

Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
 áp dụng phương pháp “Project-based-Learning” (Học tập qua dự án thật), mở rộng cơ hội nâng cao tay nghề cho sinh viên sau khi ra trường.
Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá áp dụng phương pháp “Project-based-Learning” (Học tập qua dự án thật), mở rộng cơ hội nâng cao tay nghề cho sinh viên sau khi ra trường.

Từng học đại học nhưng không nhận được gì sau 4 năm, Võ Chí Tùng quyết định nộp hồ sơ xét tuyển vào chuyên ngành Thiết kế Website tại Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hồ Chí Minh làm nơi chắp cánh cho đam mê công nghệ của mình.

Tốt nghiệp xuất sắc khóa đầu tiên của FPT Mạng cá cược bóng đá  Hồ Chí Minh, Võ Chí Tùng hiện là Đồng sáng lập và Quản lý dự án tại Công ty TNHH Phát triển phần mềm PTT. Anh cùng các cựu sinh viên lứa đầu Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hồ Chí Minh đã hợp lực cho ra sản phẩm độc đáo – CV123 – người tiên phong trong lĩnh vực CV online Việt Nam.

“Phương pháp đào tạo mới tại FPT Mạng cá cược bóng đá cung cấp cho sinh viên đầy đủ những kiến thức cần thiết để tự tin làm việc sau khi ra trường. Ngay trong thời gian thực tập, tôi đã được một công ty nhận vào làm việc, ký hợp đồng chính thức nhưng tôi từ chối để tự thành lập công ty riêng và bước đầu đã gặt hái được nhiều thành công” – Tùng chia sẻ.

Đang học năm 3 chuyên ngành Công nghệ Hóa Nano tại trường Đại học Trà Vinh, thế nhưng Trầm Ngọc Minh đã quyết định dừng lại vì nhận ra Hóa học không phải là niềm đam mê thực sự của mình. Sau đó, Ngọc Minh đăng ký học chuyên ngành Ứng dụng phầm mềm tại Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hồ Chí Minh. Hiện, Ngọc Minh đang làm Lập trình viên tại Công ty TNHH Giải pháp Aswig Solutions với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng.

Từ tháng 09/2015, Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
 Hồ Chí Minh sẽ chính thức đưa vào hoạt động cơ sở mới tại 778/B1 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh với mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên.
Từ tháng 09/2015, Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá Hồ Chí Minh sẽ chính thức đưa vào hoạt động cơ sở mới tại 778/B1 Nguyễn Kiệm, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh với mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên.

Tấm bằng đại học không phải là yếu tố quyết định mức độ thành công của mỗi người. Vì vậy, các bạn trẻ nên xác định mục tiêu học để làm gì, đam mê nghề nghiệp của bản thân chứ không phải học để lấy tấm bằng hão danh. Hãy lựa chọn cho mình một môi trường học tập phù hợp nhất với sở thích, đam mê và năng lực để lập thân, lập nghiệp.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

Bình Luận