Kỹ năng và lớp học thế kỷ 21

9:09 06/05/2015

Kỹ năng thế kỷ 21

Để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của thời đại mới, ngoài kiến thức chuyên sâu thì nhà trường cần trang bị kỹ năng của thế kỷ 21 cho sinh viên.

Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
Các kĩ năng thế kỷ 21 mà sinh viên cần trang bị. Nguồn: Internet.

Những kỹ năng của thế kỷ 21 đòi hỏi người lao động:

  • Tư duy phê phán (Critical thinking)
  • Giải quyết vấn đề (Problem solving)
  • Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)
  • Kỹ năng cộng tác (Collaborative skills)
  • Trình độ Công nghệ và Thông tin (Information and technology literate)
  • Linh hoạt và Thích nghi (Flexible and adaptable)
  • Đổi mới và Sáng tạo (Innovative and creative)
  • Khả năng toàn cầu hóa (Globally competent)
  • Kiến thức về tài chính (Financially literate)

Lớp học thế kỷ 21

Lớp học thế kỷ 21 là môi trường hiệu quả trong đó người học có thể phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc sau này và giáo viên sẽ là huấn luyện viên cho quá trình học tập đó. Trọng tâm của lớp học thế kỷ 21 là trải nghiệm của người học trong môi trường làm việc hiện đại và phát triển kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng cộng tác, khả năng sử dụng công nghệ và các kỹ năng khác cần thiết cho môi trường làm việc thế kỷ 21.

10 đặc điểm quan trọng của lớp học thế kỷ 21 [1]:

  • Người học là trung tâm (student-centric): Trong lớp học này người học đóng vai trò chủ động/tích cực và giáo viên đóng vai trò hướng dẫn. Giáo viên là những huấn luyện viên hơn là người thuyết giảng. Họ là nguồn hỗ trợ người học tư duy phản biện và học thông qua làm việc và hành động để người học khám phá và chiếm lĩnh khái niệm mới. Môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm luôn đặt lợi ích của người học lên đầu, chú trọng vào nhu cầu, khả năng và phong cách học của mỗi học viên.
  • Thiết bị máy tính (computer devices): trong mỗi phòng học hiện đại ngày nay đều có máy tính, đó là công cụ cần thiết đối với người học và có thể dùng thay thế bút và giấy. Máy tính cung cấp cho người học công cụ để tìm kiếm thông tin online và thành thạo các kỹ năng công nghệ cần thiết; thêm vào đó máy tính cũng hỗ trợ giáo viên cải thiện bài giảng của họ.
Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
Sinh viên chủ động học tập nhằm lĩnh hội kiến thức một cách trực tiếp.
  • Học tập chủ động – tích cực (active learning): người học chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Người học tham gia vào học nhóm hoặc học trên máy tính và hoàn thiện dự án; và những hoạt động thú vị giúp họ khám phá các kỹ năng mới. Người học có thể chủ động học tập bằng nghe, nói, đọc, viết và phản tư. Khi người học tham gia vào những hoạt động tích cực trong quá trình học tập, họ có nhiều khả năng chiếm lĩnh kiến thức mà họ đã tích lũy.
  • Học tập thích nghi (adaptive learning): Trong lớp học nào cũng luôn có nhiều kiểu người học với sự khác biệt về khả năng, phong cách học tập; điều đó đã luôn làm khó giáo viên trong việc xác định cả lớp đã hiểu khái niệm mới. Phương pháp học tập thích nghi hiện đại cho người học sự tự do được học theo tốc độ riêng và theo cách mà họ thấy thoải mái nhất. Có nhiều phần mềm hỗ trợ cho học tập thích nghi để giáo viên sử dụng cải thiện việc học cho người học.
  • Môi trường lôi cuốn/ hấp dẫn (invitational environment): lớp học không nên quá bó buộc và chật hẹp, cũng không nên quá đông. Lớp học thế kỷ 21 cần phải có những thiết bị hỗ trợ cho giảng dạy như: bảng tương tác và máy chiếu. Cách tiếp cận BYOD (Bring-Your-Own-Device tạm dịch: tự mang thiết bị) có thể được sử dụng để người học có thể đưa máy tính xách tay hay máy tính bảng đến lớp để cá nhân hóa việc học tốt hơn.
  • Người học hiểu và thực hiện các quy định và quy trình (students understand and follow the rules and procedures): môi trường học tập cần được thiết kế và tổ chức cẩn thận. Nguyên tắc, quy trình và những thông báo của hoạt động tiếp theo trong lớp học cần phải được treo ở nơi dễ nhìn thấy để người học chủ động trong lịch trình học. Người học liên tục tự nhắc nhở về mục tiêu và trách nhiệm của mình. Họ chủ động thực hiện theo quy định của lớp học và hiểu điều gì họ cần phải đạt được và đạt được bằng cách nào.
  • Tôn trọng lẫn nhau (mutual respect): Giáo viên và người học phải luôn tôn trọng nhau. Giáo viên không còn là chiếm dụng sân khấu lớp học nữa và người học không quên giá trị của giáo viên vì họ vẫn luôn nhận được hướng dẫn. Giáo viên cũng cần khuyến khích người học tự tin phát biểu những ý kiến có giá trị. Trong một môi trường nghiệm khắc, người học cần hợp tác và tôn trọng bạn học cùng lớp.
  • Người học chịu trách nhiệm việc học của họ (students take responsibility of their learning): khi người học phải tham gia vào quá trình học tập của chính họ, họ sẽ có trách nhiệm và làm chủ quá trình học tập của mình. Người học tự định hướng không chỉ thúc đẩy lẫn nhau mà còn làm việc với giáo viên của họ để đạt được mục tiêu học thuật và kỹ năng. Giáo viên cần áp dụng chiến lược đa dạng để khuyến khích trách nhiệm của người học về sự tự tin và ra quyết định.
  • Đánh giá qua hiệu suất (performance-based assessment): giáo viên thực hiện đánh giá hiệu suất thường xuyên thông qua hàng loạt kỹ thuật không bị hạn chế trong khuôn khổ kiểm tra. Có thể sử dụng quiz, dự án, các hiệu quả học tập để xác định thành tích và nhu cầu của người học. Đánh giá nên tập trung vào khả năng và nhu cầu của người học.
  • Học tập cộng tác (collaborative learning): học tập thông qua cộng tác là một trong những phương thức học tập hiệu quả nhất. Học theo nhóm thúc đẩy phạm vi học tập và phát triển tư duy phản biện. Các hoạt động học tập cộng tác bao gồm kỹ năng viết cộng tác, dự án nhóm, cùng giải quyết vấn đề, tranh luận và nhiều hoạt động tương tự.

——————————————————————

[1] 

Theo 

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận