Điện Công nghiệp hiện đang làm Top ngành nghề “báo động” thiếu hụt nhân sự trầm trọng tại Việt Nam. Bạn đã gì về ngành học này? Tương lai ngành này ra sao?
Mục lục
Điện công nghiệp là gì?
Chuyên ngành Điện Công nghiệp chuyên nghiên cứu về lĩnh vực sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng các hệ thống điện, tủ điện, các thiết bị điện, hệ thống điện chiếu sáng, nguồn điện, hệ thống cung cấp điện tại các lò, hầm mỏ, trong nhà hoặc ngoài trời của các xí nghiệp, nhà máy, công xưởng công nghiệp.
Đây tuy không phải là ngành mới, nhưng nhu cầu nhân sự cho ngành này là chưa bao giờ đủ vì tính chất công nghiệp hóa ngày một tăng cao. Đây là ngành mang lại sự ổn định trong vận hành nguồn điện sản xuất, kinh doanh.
Tương lai ngành Điện công nghiệp
Điện công nghiệp có mặt tại hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội. Vì vậy, nhiều sinh viên sau khi được đào tạo cao đẳng, đại học hoặc các chương trình đào tạo nghề có khả năng kiếm được việc làm ngay.
Do nhu cầu sử dụng điện liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, hơn nữa hiện nay, rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp mở rộng kinh doanh hay tổ chức sản xuất mới trên cả nước nên tuyển dụng số lượng rất lớn các công nhân, kỹ sư Điện Công nghiệp.
Sau khi trang bị đầy đủ kiến thức chuyên ngành, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp trên toàn quốc. Hoặc có thể tự mở cho mình một cơ sở kinh doanh riêng nếu bạn đủ khả năng và kinh tế. Những người có năng lực cao hơn thì hoàn toàn có thể trở thành những quản lý, giám sát hoặc trưởng bộ phận của bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào có sử dụng hệ thống điện công nghiệp.
Sau đây là một số ý tưởng phát triển sự nghiệp trong ngành điện công nghiệp:
- Tự mở cửa hàng kinh doanh tự do hoặc làm kỹ thuật viên cho các doanh nghiệp kinh doanh về vật tư, thiết bị ngành điện, điện công nghiệp.
- Tự mở cửa hàng sửa chữa, bảo trì các loại thiết bị điện, các loại máy điện, máy bơm nước, lắp đặt hệ thống điện …
- Tự mở doanh nghiệp kinh doanh hoặc làm kỹ thuật viên cho các công ty chuyên về lĩnh vực điện, làm việc tại các các công trình từ dân dụng đến công nghiệp, các tòa nhà, khách sạn khi có nhu cầu
- Tham gia làm việc tại các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện cho các tòa nhà, căn hộ, khách sạn, các nhà máy sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, sản xuất đồ nhựa, đồ gỗ…
- Làm việc tại các trung tâm, nhà máy sản xuất điện như nhà máy nhiệt điện, thủy điện,…
Lương Kỹ sư Điện công nghiệp?
Mức thu nhập của ngành điện tử công nghiệp phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc, bằng cấp sẽ có sự chênh lệch rõ rệt.
- Được biết, mức lương của ngành Điện Công nghiệp cũng khá hấp dẫn, dao động từ 4 – 6 triệu/tháng đối với những người mới ra trường.
- Sau 1-2 năm, khi có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tăng lên, mức lương có thể tăng lên 7 – 12 triệu/tháng.
- Đặc biệt, nếu có tay nghề cứng và trình độ chuyên môn tốt, kết hợp với vốn ngoại ngữ thông thạo thì mức lương lúc này còn cao hơn nữa từ 15 – 20 triệu/tháng. Thậm chí, bạn có cơ hội làm việc với các tập đoàn nước ngoài, có cơ hội thăng tiến cao.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện mang tính chất toàn cầu. Vì vậy, ngành Điện Công nghiệp chắc chắn vẫn sẽ là một trong những nghề có triển vọng tương lai rất tốt. Nếu bạn có đam mê, yêu thích và nỗ lực phấn đấu hết mình, ngoài kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm bắt buộc, ngành Điện Công nghiệp thực sự là một nghề nghiệp xứng đáng để bạn theo đuổi.
Học chuyên ngành này ở đâu?
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá đã đưa vào giảng dạy, đào tạo chuyên ngành Điện công nghiệp thời gian qua. Theo học tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá , với phương châm “Thực học – Thực nghiệp”, thời gian đào tạo chỉ 2 năm 4 tháng (tương đương 7 học kỳ) và 70% thời lượng là thực hành. Các bạn sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về:
- Các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn lao động, an toàn điện cho người và thiết bị; cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các thiết bị điện, khí cụ điện và các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nhóm vật liệu điện thông dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn IEC; các phương pháp đo các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện; các khái niệm, định luật, định lý cơ bản trong mạch điện một chiều, xoay chiều, xoay chiều ba pha; các ký hiệu quy ước trên bản vẽ điện;
- Cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động; cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện bán dẫn, các cách mắc linh kiện trong mạch điện, cách xác định thông số kỹ thuật của linh kiện; cấu tạo một số mạch điện tử đơn giản; ứng dụng linh kiện điện tử và nguyên lý hoạt động của chúng; cách sử dụng các thiết bị đo, các thiết bị hàn;
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy điện; phương pháp tính toán các thông số, quấn dây hoàn thành máy biến áp công suất nhỏ theo đúng yêu cầu; sơ đồ nguyên lý hệ thống điện của các máy công cụ như máy tiện, máy phay, máy khoan, máy bào và các máy sản xuất như băng tải, cầu trục, thang máy, lò điện…; nguyên lý của các loại cảm biến; các mạch điện cảm biến; nguyên lý của hệ thống cung cấp truyền tải điện; các thiết bị điện cơ trong hệ truyền động điện; nguyên tắc và phương pháp điều khiển tốc độ của hệ truyền động điện; cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điển hình như soft stater, inverter, các bộ biến đổi;
- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử công suất; các qui trình trong bảo trì, thay thế các linh kiện điện tử công suất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; cấu trúc và nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển lập trình PLC của các hãng khác nhau; So sánh được ưu nhược điểm của bộ điều khiển PLC với các hệ thống.
- Nguyên lý, cấu tạo của hệ thống điều khiển điện khí nén; mạng truyền thông công nghiệp…
- Ngoài ra, còn được trang bị các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng được đào tạo thêm về các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng mềm để có thể đáp ứng tiêu chí nhà tuyển dụng:
- Sử dụng dụng cụ đo, lắp ráp và sửa chữa các thiết bị chiếu sáng. Sửa chữa và quấn mới máy biến áp công suất nhỏ, vận hành, bảo dưỡng và quấn mới động cơ điện một pha, vận hành, bảo trì động cơ điện 3 pha.
- Khảo sát, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn; đấu dây vận hành các loại máy điện một chiều và xoay chiều. Kiểm tra và xác định cực tính dây quấn máy điện quay. Kỹ năng quấn dây các loại máy điện quay: Máy điện không đồng bộ 1 pha, 3 pha, động cơ xoay chiều có vành góp.
- Thiết kế, lắp đặt, vận hành mô hình hệ thống cung điện của hộ tiêu thụ, đường dây – trạm biến áp, nhà máy điện và hệ thống bảo vệ relay.
- Đo các đại lượng không mang điện trên cơ sở phương pháp đo điện, ứng dụng trong việc thiết kế và vận hành các hệ thống đo.
- Sử dụng thành thạo phần mềm Power World Simulator (PWS) và đặc biệt là khai thác các khả năng của công cụ Power System Blockset trong Matlab nhằm mô phỏng các hành vi của hệ thống cung cấp điện trong điều kiện vận hành cũng như sự cố.
- Thiết kế hệ thống điện, mạng điện phân phối, mạng cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp, tác dụng của tụ bù dọc và tụ bù ngang, các kiến thức về tính toán kinh tế hệ thống điện.
- Kỹ năng lập trình điều khiển: lập trình vi xử lý cơ bản, PLC cơ bản, lập trình thời gian thực, lập trình giao diện người máy (HMI).
- Kỹ năng mềm và ngoại ngữ: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, tiếng Anh giao tiếp.