Ngành tổ chức sự kiện làm những công việc gì?

10:04 08/09/2020

Dù mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm gần đây nhưng tổ chức sự kiện lại có một sự phát triển nhanh chóng. Nhu cầu tổ chức sự kiện ngày càng tăng cao nên cơ hội việc làm trong nghề này cũng được mở rộng. Người làm trong ngành nghề này có thể ứng tuyển ở nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn.

  1. Tổ chức sự kiện là gì?

Theo những người làm trong ngành tổ chức sự kiện, sự kiện chính là kết quả cuối cùng của một chuỗi các công việc hậu cần hướng đến việc thỏa mãn sự kỳ vọng của người tham dự…

Theo những người làm về marketing, event là một công cụ below-the-line hữu ích giúp thương hiệu “giao tiếp” với những khách hàng mục tiêu một cách chuẩn xác và ấn tượng nhất.

  1. Các vị trí công việc trong nghề tổ chức sự kiện

Công việc của ngành tổ chức sự kiện rất nhiều. Do vậy chúng sẽ được phân chia thành nhiều công việc ở từng vị trí khác nhau. Các vị trí sẽ phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoàn thành sự kiện.

. Đạo diễn sự kiện

Trong một ekip chạy sự kiện, đạo diễn sẽ là người có vị trí cao nhất. Đạo diễn sự kiện được chia ra phụ trách từng mảng riêng như: đạo diễn sân khấu, đạo diễn âm nhạc, đạo diễn kịch bản, đạo diễn ánh sáng. Đạo diễn có nhiệm vụ lên ý tưởng, thực hiện và đảm bảo các nhiệm vụ tương tự.

. Điều phối viên sự kiện (chạy sự kiện)

Điều phối viên thường phải hoạt động rất nhiều trong khi sự kiện diễn ra. Những khu vực điều phối viên hoạt động nhiều nhất đó là khu vực bàn điều khiển, cánh gà sân khấu. Đôi khi điều phối viên cũng phải xuất hiện ở bàn đón khách để hỗ trợ tiếp tân. Thông thường, trọng sự kiên chúng ta hay thấy điều phối viên mặc trang phục màu đen.

Điều phối viên có trách nhiệm đảm bảo sự kiện hoạt động trơn tru, bằng cách điều phối nhân sự, âm thanh, ánh sáng. Những điều phối viên sự kiện thường có kinh nghiệm tối thiểu 1 năm.

. Nhân viên kinh doanh sự kiện (sale event)

Sale event là người tư vấn cho khách hàng những thiết bị địa điểm và ý tưởng cho sự kiện. Công việc này đòi hỏi nhân viên phải có ngoại hình và sự khéo léo để thuyết phục khách hàng. Ngoài ra mối quan hệ và kinh nghiệm cá nhân cũng là yếu tố để sale sự kiện có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

. Thiết kế đồ họa 2D

Thực hiện nhiệm vụ thiết kế các ấn phẩm, quà tặng, card, portfolio, hồ sơ năng lực hỗ trợ đấu thầu sự kiện, backdrop, banner, standee.

. Thiết kế đồ họa 3D

Dựng 3D sân khấu, 3D toàn bộ chương trình sự kiện. Người thiết kế đồ họa 3D, đóng vai trò quyết định trong việc chốt sale, nhận dự án.

. Helper sự kiện

Hỗ trợ những đầu việc không có người làm như cài mic cho ca sĩ, chỉ đường, bê đồ, dán sticker. Công việc helper sự kiện phù hợp cho sinh viên, thực tập sinh, PG, PB làm việc part time.

. Người phụ trách âm thanh, ánh sáng

Là người chịu trách nhiệm điều khiển âm thanh, ánh sáng cho sự kiện. Tuy nhiên, thường thì công việc này sẽ do điều phối viên phụ trách. Trường hợp ekip sự kiện thiếu nhân sự thì mới cần sử dụng đến nhân sự bên ngoài.

. Content/ copywriter

Người làm content sẽ chịu trách nhiệm về nội dung của event. Đồng thời, họ cũng sẽ là người lên ý tưởng và nội dung cho phần truyền thông cho sự kiện.

Tổ chức sự kiện là một ngành cần đến nhiều kiến thức tổng hợp. Bạn cần học thêm về Marketing, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thậm chí bạn phải biết một chút về kế toán. Tốt nhất là trong quá trình đi học, bạn nên đi làm việc thêm bán thời gian hoặc  đăng ký hỗ trợ thêm tại các event để lấy thêm kinh nghiệm và tạo dựng mối quan hệ xã hội cho mình.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận