Nguồn tài nguyên giáo dục mở, 10 năm nhìn lại – Phần I

15:53 14/05/2013

Phần I: Câu chuyện 10 năm của các Nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER)

Thông cáo đầu tiên của Viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ (MIT) về Khóa học mở (Open Courseware –OCW) tiên phong vào tháng 10 năm 2002 đã làm rung chuyển mô hình hoạt động truyền thống của các trường Đại học và Cao đẳng, rằng họ đã tạo được một “Trường Đại học ảo” trong nỗ lực đưa thương hiệu và các nguồn tài nguyên giáo dục của mình ra toàn thế giới.

Nguồn tài nguyên giáo dục mở, FPT Mạng cá cược bóng đá
Nguồn tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources). Ảnh: Internet.

Với Khóa học mở, MIT đã đưa ra một tín hiệu: “Chúng tôi sẽ không bán các nguồn học liệu, chúng tôi bán chứng nhận học tập. Các nguồn học liệu bản chất không có quá nhiều giá trị về mặt tiền bạc, nhưng bằng cấp thì có”. Đây được cho là báo hiệu đầu tiên của cuộc cách mạng trong giáo dục Đại học và Cao đẳng thập kỷ tới, đánh dấu sự ra đời của Nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER).

Tham khảo thêm về khái niệm Nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER) tại

Dịch chuyển nhanh đến thời điểm tháng 10 năm 2012, các nguồn tài nguyên giáo dục mở đã thất bại trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống của phần lớn các trường Đại học, Cao đẳng. Sách giáo khoa và phương pháp đọc truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong hầu hết các giảng đường, ngay khi tất cả sinh viên đẫ có điều kiện truy cập Internet.

Hệ thống quản lý khóa học chỉ được dùng cho việc phân phối giáo án, bài giảng, các kênh liên lạc chung như bảng điểm online, thông báo nội bộ…. Các nguồn tài nguyên giáo dục mở dường như vẫn đang ở đâu đó xa xôi…

Tại sao chúng không được dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng?

Những rào cản ứng dụng

Tại sao phần lớn các giảng đường Đại học vẫn phụ thuộc vào cuốn giáo trình bằng giấy dày cộp, nặng và tốn kém chi phí, trong khi có vô vàn tri thức nhân loại có sẵn và miễn phí trên mạng?

Tại sao các nhà giáo dục không nhìn nhận và ứng dụng các thư viện kỹ thuật số, các Nguồn tài nguyên mở đang ngày càng được xây đắp đồ sộ hơn nhờ sự phát triển của công nghệ và Internet?

Có 4 nguyên nhân cản trở việc ứng dụng các Nguồn tài nguyên giáo dục mở như sau:

  • Khả năng có thể tìm kiếm được của các Nguồn tài nguyên giáo dục mở
  • Kiểm soát chất lượng các tài liệu được đưa vào
  • Kênh kết nối với người dùng cuối (Last mile)
  • Sự sử dụng thông tin từ các nguồn tài liệu này

Các nguyên nhân sẽ lần lượt được phân tích trong phần tiếp theo của bài viết.

Nguồn tài nguyên giáo dục mở, 10 năm nhìn lại được chia làm 3 phần chính:

Phần I: Thực trạng – Nguồn tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources – OER) đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2002 với sản phẩm cực kỳ ấn tượng của Viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ (MIT). Trong khoảng 10 năm sau đó, các Nguồn tài nguyên giáo dục mở chưa góp phần tạo nên sự thay đổi đáng kể nào trong mô hình hoạt động của hệ thống giáo dục sau phổ thông cũng như chưa có ảnh hưởng đáng kể tới phương pháp giảng dạy tại hầu hết các trường.

Phần II: Nguyên nhân – Bốn lý do – Những rào cản của việc ứng dụng các Nguồn tài nguyên giáo dục mở: Khả năng có thể tìm kiếm được của các nguồn này; Kiểm soát chất lượng các tài liệu được đưa vào; Kênh kết nối với người dùng cuối; Sự sử dụng thông tin từ các nguồn tài liệu này.

Phần III: Giải pháp trong tương lai – Nguồn tài nguyên giáo dục mở cần được hợp nhất và tối ưu hóa cùng với các xu hướng giáo dục quan trọng khác trong tương lai như Sách điện tử (Digital Textbooks) và Các khóa học trực tuyến mở đại chúng (Massive Open Online Courses – MOOCs) bằng cách thành lập một tổ chức toàn cầu về “Hệ thống quản lý nội dung cho học tập và nghiên cứu”.

ThắmNT (The0 Educause.edu) 

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận