Dictogloss – Xóa tan nỗi sợ ngữ pháp tiếng Anh

9:31 11/02/2023

Bao lâu nay tiếng Anh luôn là nỗi ám ảnh của nhiều sinh viên khi chưa biết cách học và luyện tập hiệu quả, đặc biệt là cách áp dụng cấu trúc ngữ pháp. Do vậy, Dictogloss – kỹ thuật giảng dạy lồng ngữ pháp trong giao tiếp đã ra đời nhằm hóa giải nỗi lo đó.

Phương pháp Dictogloss là gì?

Dictogloss, còn được gọi là nghe chép chính tả (Grammar dictation), do Wajnryb phát triển vào năm 1990, từ lâu đã là một chủ đề trong nhiều nghiên cứu. Phương pháp này được coi là một bước phát triển gần đây trong lý thuyết về ngữ pháp giảng dạy (Wajnryb, 1990, p. 5) và được định nghĩa là “Một hoạt động chính tả lớp học, trong đó học viên lắng nghe một đoạn văn, ghi lại các từ khóa và sau đó làm việc nhóm để tái cấu trúc văn bản được nghe” (Vasiljević, 2010, p.41).

Sau đây là một ví dụ về cách mà phương pháp Dictogloss hoạt động: trong một lớp học tiếng Anh, giảng viên viên đặt câu ở thể bị động của thì hiện tại đơn nói về việc thu hoạch ô liu. Sau khi tạo được hứng thú với chủ đề của bài học cho các sinh viên, giảng viên đọc đoạn sau với tốc độ tự nhiên.

“There are an estimated nine million olive trees in Palestine, which can produce tons of oil. Green ripe olives are picked in October by thousands of Palestinian population participate in the olive harvest. Once the harvest is completed, fresh olives are sent to the press. Olive oil is then extracted from the olives and packaged in yellow gallons. The product is not only sold in Palestine but also shipped around the world”.

(Ước tính có khoảng chín triệu cây ô liu ở Palestine, số lượng này có thể sản xuất hàng tấn dầu. Ô liu xanh được thu hoạch vào tháng 10 bởi hàng ngàn nông dân Palestine. Sau khi thu hoạch xong, ô liu tươi được chuyển đến máy ép. Dầu ô liu sau đó được chiết xuất từ ô liu và được đóng gói trong những gallon màu vàng. Sản phẩm không chỉ được bán ở Palestine mà còn được vận chuyển trên phạm vi toàn thế giới).

Với cách làm này, giảng viên sẽ kiểm tra được góc độ hiểu biết chung của người học về văn bản, sau đó đọc lại nó một lần nữa. Lần này, người học sẽ viết ra những từ khóa mà họ nghe được. Sinh viên được yêu cầu làm việc nhóm để cố gắng xây dựng lại văn bản bằng việc ghi nhớ sao cho càng giống với bản gốc càng tốt. Sau đó, mỗi nhóm sẽ so sánh kết quả của mình với những nhóm khác để đi đến quyết định chung. Cuối cùng, đáp án mà giảng viên đã đọc sẽ được chiếu lên bảng để các nhóm đối chiếu.

Trong suốt hoạt động này, người học đã sử dụng kiến thức ngôn ngữ của mình, cũng như tìm ra ý nghĩa và hình thức của ngôn ngữ. Đây là cách để họ chú ý đến những “khoảng trống” nghe được trong bản ghi chú tiếng Anh của họ. Quá trình này có thể dẫn đến một sự tái cấu trúc trong tổng quan ý thức của họ về hệ thống ngôn ngữ.

Các bước thực hiện phương pháp Dictogloss

Bước 1: Chuẩn bị – Xác định nhiệm vụ, trang bị cho người học các chủ đề và từ vựng giúp giai đoạn nghe dễ dàng hơn.

Bước 2: Nghe chép chính tả – Các đoạn nghe nên được đọc ở tốc độ bình thường hai lần hoặc ba lần. Trong lần nghe đầu tiên, sinh viên chỉ tập trung nghe những đại ý của văn bản. Lần thứ hai, họ ghi chép của các từ khóa để từ đó xây dựng lại câu và văn bản.

Bước 3: Tái cấu trúc – Sinh viên làm việc nhóm (4-5 sinh viên 1 nhóm) xây dựng lại văn bản dựa trên các từ khóa ghi chép được.

Bước 4: Chỉnh sửa – Với sự giúp đỡ của giảng viên, sinh viên được yêu cầu phải phân tích những điểm tương đồng và khác biệt với phiên bản gốc, và sau đó sửa văn bản của họ.

Có thể nói việc áp dụng phương pháp Dictogloss vào quá trình học tập không quá khó nhưng lại đem đến kết quả học tập vô cùng khả quan cho các bạn sinh viên nhờ sự tương tác qua lại, giúp cho việc học tiếng Anh bớt nhàm chán và trở nên hấp dẫn hơn. Hy vọng với cách học ngữ pháp này, các bạn sinh viên Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá sẽ nhanh chóng khỏi nỗi ám ảnh và chinh phục tiếng Anh trong thời gian sớm nhất.

Bộ môn Cơ bản
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Cần Thơ

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2024

Bình Luận