Giải mã “Activity Diagram” và ứng dụng trong Công nghệ thông tin

13:06 03/04/2023

Là bản vẽ tập trung vào mô tả các hoạt động, luồng xử lý bên trong hệ thống, Activity Diagram thường được sử dụng để mô tả các qui trình nghiệp vụ, các luồng của một chức năng hoặc hoạt động của một đối tượng.

Với những tín đồ công nghệ, Activity Diagram chắc hẳn đã không còn quá xa lạ khi đóng vai trò là một sơ đồ giúp cho việc mô hình hóa các hoạt động trong một quy trình nghiệp vụ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, một số tính năng khác của Activity Diagram cũng nhận được nhiều sự chú ý như: biểu diễn mối liên hệ giữa các đối tượng theo trình tự, biểu diễn cho hoạt động của một use case hoặc làm rõ quy trình xử lý nghiệp vụ, làm rõ sự luân chuyển dữ liệu trong hệ thống, mô tả thuật toán.

Các thành phần trong Activity Diagram

Điểm bắt đầu (Start node): Thể hiện cho 1 việc bắt đầu luồng chạy. Trong activity diagram chỉ được phép có 1 Start node duy nhất. Trước Start node không được xuất hiện bất kì một node nào.

Điểm kết thúc (End node): Thể hiện cho việc kết thúc luồng chạy . Trong 1 actitvy diagram chỉ có 1 End node. Sau End node sẽ không được xuất hiện bất kì một node nào.

Action node: Đại diện cho 1 thao tác cần thực hiện.

Object node: Đại diện cho 1 đối tượng trong luồn xử lý.

Control flow: Thể hiện cho luồng chạy của Activity.

Decision node: Thể hiện cho điều kiện, rẽ nhánh. Đảm bảo luồng hoạt động theo 1 nhánh duy nhất.

Merge node: Chiều ngược lại của Decision node. Gộp các nhánh con của Decision node thành 1 luồng duy nhất.

Fork node: Tách luồng xử lý thành nhiều nhánh con chạy song song. Thể hiện cho việc đồng thời xảy ra.

Join node: Chiều ngược lại của Fork node. Sau khi hành động song song kết thúc, gom các luồng xử lí về 1 luồng chính.

Swimlane: Phân làn trong biểu đồ sử dụng. Phần kí hiệu này thường được sử dụng để làm rõ luồng hoạt động của các đối tượng riêng biệt.

Cách xây dựng Actitvity diagram

Bước 1: Xác định các nghiệp vụ cần mô tả

Xem xét bản vẽ Use Case để xác định nghiệp vụ nào bạn cần mô tả.

Bước 2: Xác định trạng thái đầu tiên và trạng thái kết thúc

Bước 3: Xác định các hoạt động tiếp theo

Xuất phát từ điểm bắt đầu, phân tích để xác định các hoạt động tiếp theo cho đến khi gặp điểm kết thúc để hoàn tất bản vẽ này.

Ví dụ 1: Sơ đồ đổi mật khẩu đơn giản ta phân tích như sau:

Người dùng chọn chức năng đổi mật khẩu
Hệ thống sẽ hiển thị form đổi mật khẩu cho người nhập dữ liệu
Người dùng nhập đầy đủ thông tin
Người dùng có thể chọn xác nhận hoặc huỷ (kết thúc)

Nếu người dùng chọn xác nhận hệ thống sẽ kiểm tra thông tin mật khẩu mới và xác nhận mật khẩu có trùng khớp và hợp lệ

Nếu sai sẽ thông báo lỗi
Tiếp sẽ chuyển về hiển thị form
Nếu đúng sẽ thay đổi mật khẩu người dùng
Thông báo thay đổi thành công
Chuyển đến merge node rồi kết thúc
Nếu người dùng chọn huỷ sẽ chuyển đến merge node rồi kết thúc

Ví dụ 2: Sơ đồ mô tả quá trình của hoạt động hệ thống đăng nhập đơn giản:

Bắt đầu người dùng sẽ phải nhập tài khoản, mật khẩu

Hệ thống sẽ kiểm tra tài khoản có tồn tại không

Nếu không tồn tại thông báo sai tên đăng nhập
Rồi quay lại yêu cầu người dùng đăng nhập
Nếu tồn tại hệ thống sẽ kiểm tra mật khẩu có trùng khớp với dữ liệu trong database không
Nếu không khớp sẽ thông báo sai mật khẩu
Nếu không khớp sẽ thông báo sai mật khẩu
Nếu khớp thông báo đăng nhập thành công rồi kết thúc

Chúc bạn sẽ thành công sử dụng thành thạo các tính năng của Activity Diagram để thuận lợi hơn trong học tập cũng như công việc thường ngày nhé!

Giảng viên Nguyễn Thị Như Trang

Bộ môn Ứng dụng phần mềm

Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá cơ sở Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận