Bỏ túi 4 trụ cột nội dung “không thể bỏ qua” trong Social Media

14:28 03/04/2023

Từ vô vàn việc như lên ý tưởng, sáng tạo và thực hiện nội dung, bạn có thể sẽ là một con ong rất bận rộn – đặc biệt nếu phải quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội. Vậy làm thế nào để có thể tạo sự nhất quán và đưa ra cấu trúc cho chiến lược hiện tại của mình? Cùng tìm hiểu ngay qua bốn trụ cột nội dung dưới đây!

Trụ cột nội dung cho phương tiện truyền thông xã hội liên quan đến một tập hợp ý tưởng hoặc nhóm chủ đề, từ đó có thể dễ dàng phân nhánh thành những chủ đề liên quan. Nhờ việc sử dụng các trụ cột nội dung một cách hiệu quả sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường ngách của mình. Đồng thời với tư cách là người có thẩm quyền và là chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể, trụ cột nội dung cho phép bạn tăng lượng khán giả và người theo dõi của mình nhanh hơn.

Như vậy, vai trò chính của trụ cột nội dung được nhận định sẽ giúp bạn phân nhánh và có thêm những ý tưởng khác từ chính những trụ cột đó. Hiểu một cách đơn giản, trụ cột nội dung chính là “sườn” của toàn bộ chiến dịch content, từ khung xương sườn này bạn có thể vẽ các đốt nhánh liên quan và tạo ra toàn bộ content liên quan chặt chẽ với nhau.

Tuy nhiên, bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để cấu trúc nội dung truyền thông xã hội một cách hợp lí? Cũng như đảm bảo việc các trụ cột nội dung có thể giúp bạn thúc đẩy mức độ tương tác và dễ dàng tạo nội dung xung quanh chúng?

Chính từ việc đặt ra câu hỏi “trụ cột nội dung là gì?” – chúng ta từ từ đi vào phân tích tập hợp con của các chủ đề tạo nền tảng cho chiến lược nội dung tổng thể.⁠

Có thể thấy, trụ cột nội dung quan trọng nhất mà bất cứ một thương hiệu nào cần có gồm 4 từ khóa sau: ⁠

  • (S) elling (Bán hàng): Nội dung tập trung vào sản phẩm/dịch vụ của bạn⁠
  • (E)⁠ ducational (Giáo dục): Nội dung giúp khẳng định bạn là một chuyên gia, dạy cho khán giả của bạn điều gì đó⁠
  • (E) ⁠ngaging (Tương tác): Thu hút cộng đồng của bạn tham gia và tạo cuộc trò chuyện hoặc thu hút họ để họ có thể chia sẻ nội dung cho những người khác. ⁠
  • (B) randing (Thương hiệu): Nội dung nói về câu chuyện thương hiệu của bạn, giúp thương hiệu ghi dấu ấn tốt hơn trong mắt khách hàng.

Thông qua bài viết trên, chúng ta đã bước đầu hiểu được căn bản của các trụ cột nội dung trong Social Media. Cùng đón đọc bài viết sau để tìm hiểu kĩ lưỡng hơn ví dụ cụ thể của từng content pillar trong thực tế và xây dựng những ý tưởng độc đáo để xây dựng content pillar cụ thể và hoàn chỉnh hơn nhé!

Bộ môn Digital Marketing 

Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận