Dù phổ biến tại Việt Nam, nhưng E – Logistics liệu có bị Covid-19 tác động và làm suy giảm? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết này.
Covid – 19 tác động ra sao tới hoạt động e – logistics tại Việt Nam?
Theo số liệu từ Báo cáo Logistics Việt Nam (2021), quý III.2021, Việt Nam chịu tác động lớn bởi dịch covid – 19, dẫn tới nhiều địa phương trong đó có hai trung tâm kinh tế lớn của nước ta là Thành phố Hồ Chí Minh à Hà Nội phải thực hiện các quy định về giãn cách. Điều này khiến GDP giai đoạn đó giảm 6,7% so với cùng kỳ 2020 – được coi là mức giảm sâu nhất của Việt Nam theo quý tính tới nay. Qua số liệu, GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và ước tính chỉ có thể đạt trên 3% cho tới cuối năm 2021.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, có 2.509 doanh nghiệp vận tải kho bãi phải tạm ngừng hoạt động, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 5,56% tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động của cả nước. Đồng thời có 571 số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 4,46% tổng số doanh nghiệp giải thể của cả nước. (Báo cáo Logistics Việt Nam 2021)
Bên cạnh đó, các công ty về logistics đã tăng lên và góp phần thúc đẩy hoạt động logistics tại Việt Nam như Tiki, Lazada, Shopee, VN Post, Sendo, …
Cơ hội cho ngành dịch vụ E – Logistics
Sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… đã cho thấy nhu cầu lớn về hoạt động logistics về dịch vụ giao hàng chặng cuối hay dịch vụ thu tiền khi nhận hàng (COD) trở thành các hoạt động không thể thiếu. Qua đó, các ngành dịch vụ chuyển phát và thanh toán cũng sẽ có sự phát triển nhanh chóng thông qua sự phát triển của TMĐT.
Bởi những hạn chế do dịch gây ra, Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ hoạt động logistics như chính sách trong lĩnh vực vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường biển, hàng không), các nghị quyết/ quyết định liên quan tới logistics (về đầu tư xây dựng, phát triển hệ thông lưu kho, giao thông, hạ tầng xuyên biên giới,…). Điều này, tạo điều kiện cho hoạt động logistics tại Việt Nam có cơ hội phát triển hơn.
Thách thức cho ngành dịch vụ E – Logistics
Đầu tiên, về triển khai e – logistics chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng: Khách hàng luôn mong muốn nhận hàng trong thời gian nhanh nhất (trong ngày), với mức chi phí thấp và chất lượng dịch vụ thấp, đảm bảo tính an toàn. Các đơn vị vận chuyển tại Việt Nam đang cạnh tranh chủ yếu thông qua yếu tố về giá cước vận chuyển – phần nào ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng.
Thứ hai, về áp dụng công nghệ: Việc thiết kế một mô hình hậu cần trở nên phức tạp hơn đối với các công ty. Hiện nay các doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng trong TMĐT là khá thấp, khoảng 23% (năm 2020) và 27% (năm 2021). Tuy nhiên, Logistics đòi hỏi cao trong việc sử lý đơn hàng, hợp đồng, giao nhận và hoàn hàng. Chúng dựa trên việc chia sẻ thời gian thực, tích hợp luồng thông tin, điều khiển từ xa. Như vậy, áp dụng công nghệ vào Logistics còn hạn chế.
Thứ ba, về thị trường khi xu hướng M&A trong lĩnh vực logistics phát triển: Nhiều doanh nghiệp TMĐT Việt Nam đã bị mua lại từ doanh nghiệp nước ngoài như Lazada, Shopee, Tiki, … Trong khi đó, M&A phát triển làm cho các công ty logistics có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam – gia nhập vào chuỗi cung ứng của nước ta những năm gần đây. Do đó, hoạt động logistics của các công ty Việt Nam gặp nhiều trở ngại và tính cạnh tranh cao. Bởi vậy, đòi hỏi sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ với chi phí thấp.
Thứ tư, thực trạng thiếu nguồn nhân lực trong vận hành công nghệ thông tin vào logistics: Công nghệ hiện đại được sử dụng trong hoạt động logistics kéo theo hệ quả nguồn nhân lực phải đảm bảo để vận hành nó. Năng lực quản lý các phần mềm kỹ thuật cao còn tương đối hạn chế.
Cuối cùng, thực trạng thiếu hành lang pháp lý: Mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, nghị quyết, quyết định hỗ trợ hoạt động logistics. Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất về khái niệm, về cách thức triển khai và xử lý. Ví dụ như khái niệm logistics chưa rõ ràng, khái niệm e – logistics chưa có, dẫn tới quá trình nghiên cứu và triển khai gặp khó khăn. Hay các quy định về giải quyết tranh chấp trong logistics chưa rõ ràng để truy tố trách nhiệm cho các bên.
Sự bùng phát của đại dịch Covid – 19 đã tác động lớn tới rất tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trên nhiều các lĩnh vực khác nhau (đặc biệt ngành e – logistics). Chính vì vậy, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đã được hình thành, đa dạng (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không, đường biển) và có sự phát triển nhất định trong thời kỳ này.
Cơ hội phát triển e – logistics là rất lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam còn gặp những hạn chế về mặt đáp ứng nhu cầu của khách hàng (hiện nay chỉ tập trung cạnh tranh về giá cước vận chuyển); và gặp nhiều khó khăn về vấn đề triển khai, áp dụng công nghệ, xu hướng thị trường, nguồn nhân lực cũng như hành lang pháp lý.
Tài liệu tham khảo
- Ying Yu và cộng sự (2016), E-commerce Logistics in Supply Chain Management: Practice Perspective, Elsevier , Procedia CIRP, Vol. 52, pp. 179 – 185, doi:10.1016/j.procir.2016.08.002
- Rio Wiranto.và Ridwan Sanjaya. (2022), E-Logistic Optimization For MSME’s To Prepare the New Normal Era (Conceptual Framework), Journal of Business and Technology Vol. 2 | No. 1 | Th.2022 e-ISSN 2776-0332
- Nguyễn Thị Bình và Trịnh Thị Thu Hương (2020), Phát triển Thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021)
- Rose Lew AI Fen (2017), Factors of green logistics implementation in Malaysia: A study on a global logistics provider, Master of Science in Technology Management, Universiti Teknikal Malayssia Melaka
- Jean – Paul Rodrigue và cộng sự (2017), Green Logistics in Handbook of Logistics and Supply – Chain Management 339 – 350, //doi.org/10.1108/9780080435930-021
- Báo cáo Logistics Việt Nam (2021), Nhà xuất bản Công thương
- Nguyễn Thị Thu Thuỷ, ThS. Nghiêm Thị Lịch (2022), Giải pháp E – logistics cho các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Na
- Nguyễn Quốc Cường (2022), Những thách thức và giải pháp dịch vụ e – logistics cho thương mại điện tử ở Việt Nam hậu covid – 19, Tạp chí Tài chính.
- Báo cáo TMĐT (2022) – Cục TMĐT và Kinh tế số
Bộ môn Digital Marketing
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
Hà Nội