Muốn nắm vững React Native cần biết những điều cơ bản nào?

17:34 03/04/2023

React Native là công cụ giúp lập trình đa nền tảng để tạo ra các ứng dụng trên môi trường native. Với các bạn sinh viên hứng thú với công cụ này, trong bước đầu tìm hiểu, các bạn cần phải nắm chắc những kiến thức dưới đây!

React native là một công cụ giúp lập trình đa nền tảng. Nó là một framework mã nguồn mở được phát triển bởi Facebook, cho phép người dùng sử dụng Javascript để phát triển phần mềm trên điện thoại di động Android và IOS. React native cũng giống như React, chúng sử dụng các native components thay vì các web components. Vì vậy, để hiểu về cấu trúc của React native, chúng ta cần phải có các kiến thức cơ bản với các khái niệm cơ bản của React như là JSX, components, props hay là state.

Trước khi đi vào các phần chính, hãy thử điểm qua xem React native có những điểm lợi và điểm yếu gì, nó có đáng để chúng ta bỏ công sức ra để tìm hiểu hay không.

Ưu và nhược điểm

Một số ưu điểm có thể nhìn thấy ngay được khi mới bắt đầu tìm hiểu về React Native là:

  • Khả năng tái sử dụng code và các components đã được phát triển sẵn
  • Có một cộng đồng developers hùng hậu
  • Sự tuyệt vời của Live and Hot reloading. (Bạn sẽ tiết kiệm được cả một đống thời gian nhìn xcode build và running app của bạn)
  • Tiết kiệm effort khi có thể code 1 mà có thể run cho cả ios và android

Bên cạnh đó cũng có một vài những nhược điểm cần phải kể đến:

  • Vẫn đòi hỏi native code
  • Hiệu năng sẽ thấp hơn với app thuần native code
  • Bảo mật không cao do dựa trên JS
  • Quản lý bộ nhớ
  • Khả năng tùy biến cũng không thực sự tốt đối với một vài module

Tuy có những mặt hạn chế nhưng những lợi ích React Native đem lại thì lại không hề nhỏ, vì vậy hãy thử bắt tay vào tìm hiểu sâu thêm trong những phần dưới đây nhé!

Cách tải trong React Native với hệ điều hành Window

  • Bước 1: cài đặt nodejs: Vào trang download về và cài đặt bình thường
  • Bước 2: Tạo folder trên ổ cứng để có thể lưu project: sau đó cmd vào thẳng thư mục đó. Rồi nhập theo mẫu sau để tạo project
npx create-expo-app AwesomeProject

cd AwesomeProject

npx expo start

  • Bước 3: mở project bằng VisualStudioCode. Và mở adroidstudio để có máy ảo android

Các concept có trong React Native

  1. Components

Components là một khái niệm cơ bản của cả React và React native. Chính việc chia nhỏ ứng dụng thành các components nhỏ tạo nên tính tái sử dụng cao và khả năng mở rộng của chúng. Hãy thử phân tích một ví dụ đơn giản trước.

Đây là một list cơ bản về thông tin của album có tên albumn, tên ca sĩ thể hiện, ảnh thumbnail của ca sĩ và ảnh bìa của album cùng một nút bấm mua. Chúng ta có thể hình dung ra rằng List đó sẽ là một Scroll view và các item trong đó là biểu thị cho một album.

Ngoài những component được xây dựng và sử dụng lại, thì React native đã có một tá các component mặc định.

  1. Props

Props là viết tắt của Properties. Một điều mà bạn cần phải nhớ khi sử dụng props đó là không bao giờ nên thay đổi giá trị của nó, hay nói cách khác, đây là một dữ liệu immutable.

Các component nhận props từ component cha. Bạn không được thay đổi giá trị của props trong các component này mà chỉ được phép đọc giá trị ra thôi. Trong React Native, dữ liệu sẽ đi theo một chiều, có nghĩa là từ component cha đến các component con.

Đây là một ví dụ sử dụng props, cung cấp cho một component tên là Header

export default class App extends Component<Props> {

render() {

return (

<View style  = {{flex: 1}}>

<Header title = ‘This is header’ ></Header>

<AlbumList></AlbumList>

</View>

);

}

}

Trong component Header mình sẽ sử dụng props title này để render ra tiêu đề của nó.

export default class Header extends Component {

render () {

return (

<View style = { styles.headerView }>

<Text style = { styles.headerTitle }> { this.props.title } </Text>

</View>

);

}

}

3. State

State thì hoạt động khác với Props. State là dữ liệu nội bộ của một Component, trong khi props là dữ liệu được truyền cho Component. Chính vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi state, và coi nó là một kiểu dữ liệu mutable. Vì đặc điểm này nên chúng ta hay sử dụng State để thay đổi dữ liệu của view, binding data lại view khi có thay đổi. Nhưng chúng ta không dùng this.state để gán lại giá trị thay đổi cho nó, mà chúng ta sẽ dùng this.setState. Function này sẽ trigger cho class rằng hãy render lại component và các component con của nó, còn this.state thì không.

Đây là một ví dụ về sự dụng state để thay đổi giá trị. Giống như việc bạn truyền datasource cho tableview vậy, ban đầu datasource chính là state này rỗng và sau đó được trả về dự liệu sau khi call api. Và từ đó thay đổi state sẽ làm cho component render lại dữ liệu (tương tự reloadData()).

export default class AlbumList extends Component {

state = { albums: [] }

componentWillMount() {

axios.get(‘//rallycoding.herokuapp.com/api/music_albums’)

.then(response => {

this.setState({ albums: response.data })

});

}

 

renderAlbums() {

console.log(this.state.albums);

return this.state.albums.map( album =>

<AlbumDetail key = {album.title} album = {album} />

);

}

 

render () {

return (

<ScrollView>

{ this.renderAlbums() }

</ScrollView>

);

}

}

Còn đây là hình ảnh consoleLog ở trên debuger, chúng ta có thể thấy rõ ràng lúc đầu state.albums vẫn còn rỗng và sau đó khi call api, và có data trả về, nhờ vào việc setState lại view có thể render và hiển thị ra ngoài.

Trên đây là tổng quan một số khái niệm chúng ta cần tìm hiểu khi đọc về React native, rất mong bài viết có thể giúp đỡ các bạn ít nhiều! Chúc các bạn học tốt!

Bộ môn CNTT
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận