Dựa trên những kiến thức đã học từ môn Thiết kế thương hiệu và Marketing, các bạn sinh viên Thiết kế đồ họa tại Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội đã có cơ hội thể hiện bản sắc nghệ thuật trong bài tập hết môn với dự án về nhạc cụ truyền thống đầy táo bạo.
Bộ môn thiết kế thương hiệu và Marketing là một trong những học phần quan trọng đối với sinh viên theo học chuyên ngành Thiết kế đồ họa. Thông qua quá trình học tập, các bạn sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về quy trình khi đi làm thực tế. Từ việc thiết kế và áp dụng các kỹ thuật phần mềm cho đến cách tư duy sáng tạo để cho ra đời một bộ các ấn phẩm có liên quan đến thương hiệu, mọi kiến thức đều bổ trợ rất tốt cho hành trang đi làm.
Trong bài tập lần này, nhóm sinh viên bao gồm các bạn: Nguyễn Thị Thắm, Phạm Huy Hải, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Hà đã quyết định cùng nhau xây dựng thương hiệu “Túy Cầm” làm sản phẩm cuối môn. Theo nhóm tác giả, tên thương hiệu được lấy cảm hứng từ chiếc đàn Nguyệt mang âm hưởng truyền thống văn hoá người Việt. Do vậy, “Cầm” có nghĩa là đàn và “Tuý” trong tinh tuý, mang theo thông điệp đem những giá trị tinh tuý của nhạc cụ dân tộc đến với khách hàng để những nhạc cụ sống mãi với thời gian, không bị thất truyền trong tương lai. Khi kết hợp với ý tưởng hình thành logo, thương hiệu mong muốn hướng tới những giá trị truyền thống quý báu, như gam đỏ nâu đậm nét văn hóa truyền ngàn đời của cha ông.
Bên cạnh nguồn cảm hứng đặc biệt, các bạn sinh viên còn chia sẻ thêm về mong muốn tập trung hướng tới đối tượng là người trẻ, vừa nhằm lưu giữ và lan tỏa nét đẹp văn hoá cho thế hệ mai sau, vừa đồng thời giúp các bạn sinh viên được tiếp cận nhạc cụ dân tộc một cách gần gũi hơn và khơi dậy tình yêu với tinh túy truyền thống dân tộc từ đó.
Dựa trên những ý tưởng cốt lõi, các thành viên trong nhóm đã cùng nhau tạo nên một bộ thương hiệu giàu ý nghĩa và chỉn chu. Điều này được minh chứng qua lời nhận xét của thầy Đặng Tuấn Anh – giảng viên môn Thiết kế đồ họa: “Bộ nhận diện của nhóm Túy Cầm đã đạt được thành công nhất định, trước hết là gây ấn tượng cho người xem bởi cây đàn nguyệt với màu sắc đỏ nâu rất nhã nhặn và tinh tế, mặt khác, các chi tiết độc đáo như hoa văn trên cây đàn cũng được nhóm tỉ mỉ đưa vào kết hợp cùng với font chữ thiên về truyền thống khiến cho tổng thể Túy Cầm thực sự mang đậm hơi thở của văn hóa Việt Nam ngàn đời nay”.
Đằng sau những lời khen ngợi của thầy, bạn Thắm cũng không quên chia sẻ về những trăn trở và cảm xúc khó quên của bản thân sau khi kết thúc dự án: “Đứa con tinh thần Tuý Cầm được bọn mình kỳ vọng rất nhiều, bởi đó là tâm huyết của nhóm muốn gửi gắm và lưu truyền nhạc cụ dân tộc đến mọi người , để nhạc cụ dân tộc không bị mai trong tương lai. Hơn hết, việc xây dựng Túy Cầm cũng giống như một sứ mệnh mà nhóm mong rằng các bạn trẻ khác cũng sẽ trân trọng những giá trị mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế”.
Một lần nữa, xin được chúc mừng các bạn sinh viên trong nhóm dự án Túy Cầm đã thành công hoàn thiện sản phẩm môn học và nhận được lời khen ngợi từ giảng viên. Đừng quên giữ vững phong độ học tập và phát triển hơn nữa trong tương lai nhé!