Là một trong những môn học được nhiều sinh viên ngành PR & Tổ chức sự kiện mong chờ nhất bởi tính “thực chiến” cao, Truyền thông Đa phương tiện tạo cơ hội để sinh viên sản xuất một sản phẩm video truyền thông cụ thể.
Thỏa sức sáng tạo các ý tưởng và bắt tay sản xuất video thực tế
Truyền thông đa phương tiện là môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về truyền thông, tư duy thiết kế đồ họa cơ bản và các kỹ năng về sản xuất sản phẩm đa phương tiện để giúp sinh viên có thể tự mình thực hiện các dự án riêng hoặc biết cách làm việc với các phòng ban Media – thiết kế trong doanh nghiệp sau này. Để thực hiện sản xuất video cho môn học Truyền thông Đa phương tiện, các sinh viên sẽ tập hợp từ 4-6 bạn để thành lập một đội sản xuất video. Cả nhóm sẽ cùng nhau lên ý tưởng, phân công nhiệm vụ từ người quay phim, đạo diễn, biên tập video cho tới trợ lý dự án. Sản phẩm cuối cùng là một video hoàn chỉnh.
Bạn Phạm Lê Nhất Phương – sinh viên lớp PR18304 chia sẻ: “Điều bất ngờ nhất khi học môn này là tụi em có thể thoả sức sáng tạo về những kịch bản cũng như ý tưởng mà mình đã hình dung ra và dựng thành 1 clip hoàn chỉnh”. Nhóm của Phương đã thực hiện sản xuất video giới thiệu địa điểm cắm trại nổi tiếng – hồ Đồng Đò (ở Sóc Sơn, Hà Nội).
Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Để có thể có sản phẩm đa phương tiện hoàn chỉnh cuối cùng, các nhóm sinh viên học môn học này đều phải phát huy các kỹ năng mềm đã được trang bị từ những môn học trước đó.
Bạn Đỗ Đăng Nghĩa (lớp PR18304) cho biết: “Nhóm ban đầu cũng như bao nhóm khác, hầu hết các thành viên đều dè dặt phát biểu đưa ý kiến. Vì phải cùng nhau xây dựng kịch bản, lên ý tưởng, quay video nên mọi người đã dần dần cởi mở hơn và cũng nhờ môn TTĐPT nên nhóm chúng tớ mới đoàn kết với nhau hơn và cuối cùng đã hoàn thành môn học một cách thuận lợi nhất”.
Sản phẩm cuối cùng mà nhóm bạn Nghĩa hoàn thiện đó là một video giới thiệu địa điểm tham quan nổi tiếng tại Hà Nội – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Trong video này, nhóm đã xây dựng ý tưởng gồm 2 bạn trong trang phục cổ truyền của Việt Nam làm nhiệm vụ dẫn dắt người xem đến chiêm ngưỡng từng khu vực trong khu di tích.
Biến khó khăn thành thuận lợi
Trong quá trình thực hiện quay video tại địa điểm đã chọn, các nhóm sinh viên thường gặp một số khó khăn từ chủ quan cho tới khách quan như thiếu kỹ năng quay nghệ thuật, diễn viên không chuyên, không có thiết bị thu âm tốt, thời tiết không ủng hộ,… Những nguyên nhân này khiến ý tưởng của các nhóm khó được thể hiện tốt trong sản phẩm video cuối cùng.
Nhóm của bạn Nhất Phương cũng tiết lộ một chi tiết khiến cả nhóm “vỡ òa trong cảm xúc” đó là trong lúc quay thì trời đột nhiên đổ mưa, cả nhóm thay vì ngồi đợi mưa tạnh thì đã nảy sinh ý tưởng mới đó là tận dụng chính cơn mưa ấy, những giọt mưa đang rơi, nước còn đọng trên lá để quay các cảnh nghệ thuật và bổ sung vào video hoàn thiện một cách hợp lí.
Là một thành viên trong nhóm của Phương, bạn Thảo Ly đánh giá Truyền thông Đa phương tiện là một môn học rất hay và bổ ích, trong đó có thể ra dành 3 từ để nói về môn học này là: Vui vẻ – Thực tế – Năng Động. Chính vì vậy trong tương lai, hy vọng thầy cô bộ môn Quản trị kinh doanh sẽ tiếp tục xây dựng nội dung môn học bám sát thực tế để các bạn sinh viên khám phá cũng như có thêm nhiều trải nghiệm thú vị.
Giảng viên Lê Ngọc Lam
Bộ môn Quản trị kinh doanh
Trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá
cơ sở Hà Nội