Cross Docking – Kỹ thuật tối ưu chi phí Logistics cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

16:50 17/06/2022

Nhờ áp dụng Cross Docking, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong làm giảm chi phí Logistics trong các hoạt động cung ứng. Hãy cùng Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật hữu dụng này nhé!

Cross docking là gì?

Cross Docking là một kĩ thuật trong logistics, theo đó hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ mà không đem vào vị trí lưu trữ. 

Kĩ thuật Cross Docking

Theo mô hình truyền thống, nguyên vật liệu/ hàng hóa sẽ được các nhà cung cấp vận chuyển đến nhà kho. Tại kho, hàng hóa sẽ được tiếp nhận, phân loại, lưu kho bảo quản hàng hóa trong một thời gian nhất định. Khi có đơn hàng của khách hàng, hàng hóa sẽ được thu gom theo đơn hàng và chuyển đi. Với mô hình Cross Docking, hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp từ các nhà cung cấp đến các cửa hàng/ khách hàng mà không qua việc lưu trữ tại kho. Nhờ vậy mà doanh nghiệp đã giảm đáng kể chi phí phí trong quá trình phân phối.

Các hình thức của Cross Docking

Cross docking bao gồm hai hình thức: Cross docking đơn giản và Cross docking chuyển ngay.

  • Cross docking đơn giản: Hàng hóa được chuyển trực tiếp từ xe tải gửi hàng sang xe tải chở hàng đi.
  • Cross docking chuyển ngay: Hàng hóa được vận chuyển đến kho trung chuyển cross dock với số lượng lớn và ngay lập tức được phân loại thành những lô hàng xác định để chuyển đến từng khách hàng tương ứng. Hàng hóa được tiếp nhận từ xe chở hàng đã được phân loại và gom nhóm với các sản phẩm khác và được chuyển sang các xe tải đầu ra (outbound trucks). Các xe này sẽ rời khỏi Cross dock đến một khu vực sản xuất, cửa hàng bán lẻ hay cross dock khác. Quá trình này diễn ra trong một ngày hoặc trong vài giờ đồng hồ.

Ví dụ thực tế về Cross docking tại doanh nghiệp: Thành công của Walmart. 

Walmart được thành lập vào năm 1962 bởi Sam Walton. Walmart là một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia của Mỹ, điều hành một chuỗi đại siêu thị, cửa hàng bách hóa giá rẻ và cửa hàng tạp hóa, với trụ sở chính tại Bentonville, Arkansas. Tính đến nay, Walmart có hơn 11.000 cửa hàng, chi nhánh ở 27 quốc gia trên thế giới.

Với sứ mệnh đặt ra “ Save people money so they can live better” (Hãy tiết kiệm tiền của mọi người để họ có thể sống tốt hơn) vì vậy chiến lược kinh doanh của Walmart là hướng đến lợi thế chi phí, trở thành nhà bán lẻ giá rẻ hơn mỗi ngày, hướng đến đối tượng người tiêu dùng quan tâm đến giá cả. Để thực hiện sứ mệnh của mình, Walmart đã tối thiểu hóa chi phí tốt nhất có thể.

Với vai trò là nhà bán lẻ, chi phí liên quan đến kho bãi, phân phối chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí hàng bán. Vận dụng kỹ thuật cross docking trong quá trình phân phối hàng hóa đã giúp Walmart trở thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới trong nhiều thập niên qua. Walmart đã triển khai các loại cross docking sau:

  •  Cross docking cơ hội 

Là mô hình chuyển một sản phẩm từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng nhu cầu biết trước của khách hàng về sản phẩm đó. 

Watlmart đã mua một số lượng chính xác các sản phẩm từ các nhà cung ứng và vận chuyển cho khách hàng mà không cần lưu kho sản phẩm trong kho Walmart. Để thực hiện mô hình này, Walmart đã thiết lập những trung tâm phân phối được đặt tại các khu vực khác nhau và mỗi trung tâm phân phối sẽ có số lượng sản phẩm phù hợp với từng đặc điểm, nhu cầu từng khu vực. Nhờ vào điều này, Walmart sẽ có được thông tin cụ thể về nhu cầu của khách hàng để mua được chính xác các sản phẩm từ nhà cung cấp. Đồng thời Walmart thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với mạng lưới các nhà cung cấp, mua hàng với số lượng lớn để hưởng mức giá cạnh tranh.

  •  Cross docking nhà phân phối

Là mô hình theo đó chủ thể sẽ thu gom các sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp và pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay sau đó. Walmart đang sở hữu hệ thống vận chuyển gần 7000 xe tải. Tại Walmart, hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp bởi hệ thống xe của Walmart đến các trung tâm phân phối và đến luôn các chi nhánh cửa hàng mà không cần hoạt động lưu trữ tại kho. 

  •  Cross docking của nhà sản xuất

Là mô hình mà nhà máy của nhà sản xuất đóng vai trò như một nhà kho hoặc trung tâm phân phối. Nhờ lợi thế về quy mô hoạt động phân phối và bán lẻ khổng lồ của mình, Walmart đã thực hiện đưa hàng hoá thành phẩm từ cơ sở sản xuất và phân phối trực tiếp nó cho các cửa hàng và siêu thị mà không phải lưu trữ hàng qua khâu trung gian. Bởi vậy kho của nhà sản xuất có thể được tận dụng như một nhà kho hay thậm chí là trung tâm phân phối của Walmart.

  •  Cross docking được phân bổ trước

Theo mô hình này, sản phẩm sẽ được nhà sản xuất hoàn thiện bao gồm đóng gói và dán nhãn, sau đó sẽ được vận chuyển đến các trung tâm phân phối.

Để thực hiện mô hình này, Walmart có chiến lược hợp tác đặc biệt với các nhà cung cấp, theo đó cho phép luồng thông tin di chuyển liên tục và đồng bộ hóa giữa Walmart và các nhà cung cấp. Tất cả các hàng hóa của Walmart sẽ do nhà sản xuất đóng gói và dán nhãn mà không cần Walmart kiểm tra lại. 

Thành công của Walmart cho thấy doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể chi phí liên quan đến vận hành kho, bảo quản, lưu kho hàng hóa, phân phối,…nếu áp dụng cross docking. Trong quá trình vận dụng, doanh nghiệp cần xem xét sự phù hợp của loại hàng hóa mình kinh doanh, mối quan hệ với các bên liên quan như nhà cung cấp, khách hàng, quy mô hoạt động,… để khai thác tối đa lợi ích mà kỹ thuật Cross docking này mang lại. 

Mong rằng với những kiến thức trên, bạn sẽ bỏ túi cho mình những thông tin hữu hiệu.

Giảng viên Trần Thị Kim Chi
Bộ môn Kinh tế – Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận