Bạn đã nhớ đúng các vị trí của tính từ trong tiếng anh hay chưa? Cùng ôn lại phần kiến thức này trong bài viết dưới đây nhé!
-
Mục lục
Trật tự và vị trí của tính từ trong cụm danh từ
Trong một cụm danh từ, tính từ đứng trước danh từ để bổ nghĩa nhằm giúp việc miêu tả sự vật, sự việc, hiện tượng được diễn tả (danh từ) trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn. Khi có từ hai tính từ trở lên bổ nghĩa cho một danh từ, nếu các tính từ cùng loại thì ta phân cách chúng bằng từ “and”, còn nếu khác loại thì ta xếp chúng cạnh nhau theo trình tự như sau:
Để dễ dàng ghi nhớ quy tắc trật tự của tính từ, chúng ta chỉ cần nhớ cụm từ viết tắt: OSASCOMP
Loại tính từ | Dịch nghĩa | Ví dụ |
Opinion | Quan điểm | Good, pretty, silly, intelligent, strange, terrible, … |
Size | Kích cỡ | Colossal, short, thin, big, long, tiny, high, … |
Age | Độ tuổi | Old, young, new, antique, youthful, … |
Shape | Hình dáng | Flat, round, rectangular, oval, triangular, … |
Color | Màu sắc | Red, yellow, orange, white, pink, vermeil, light blue, dark brown, … |
Origin | Nguồn gốc, xuất xứ | French, Canadian, Greek, Mexican, Japanan, Indian,… |
Material | Chất liệu | Golden, wooden, plastic, leather, stone, paper, cotton, nylon,… |
Purpose | Mục đích | Jogging, learning, eating, weddings, racing, riding, ,… |
Ví dụ:
She looks pretty with a long blonde hair (Cô ấy trông thật xinh đẹp với bộ tóc dài vàng óng)
Yesterday, I saw a perfect big modern gray Japanese steel car when I was walking on the street (Hôm qua, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe hơi của Nhật, làm bằng thép, màu xám, to, hoàn hảo và hiện đại khi đang đi bộ trên đường.)
Nếu các tính từ cùng loại ta sẽ phân cách chúng “dấu phẩy” khi có từ hai tính từ trở lên bổ nghĩa cho một danh từ. Đồng thời, nếu trong câu có chứa 2 tính từ cùng loại trở lên, chúng ta có thể thêm “and” giữa hai tính từ.
Ví dụ:
It’s a beautiful, bright, and sunny day. Why don’t we go out for a walk? (Đó là một ngày đẹp trời, sáng trong và đầy nắng. Tại sao chúng ta không đi dạo chút nhỉ?)
2. Tính từ đứng sau động từ to be hoặc động từ liên kết
Thông thường, đứng sau động từ là trạng từ, nhưng trong một số trường hợp, theo sau động từ sẽ là tính từ khi các động từ đó là động từ liên kết (Linking verbs) như: be (thì), seem (có vẻ như), feel (cảm thấy), look (trông có vẻ), sound (nghe có vẻ), become/ turn (trở nên), taste (nếm mùi vị), appear (dường như, hóa ra, có vẻ), grow/ become (trở nên, trở thành), remain (vẫn), prove (tỏ ra), stay (vẫn, giữ nguyên), smell (có mùi, ngửi thấy mùi). Các tính từ này được gọi là “tính từ vị ngữ” (predicative adjectives).
Ví dụ:
Sam never stays angry for long (Sam không bao giờ giận dữ trong thời gian dài)
That dress is new, isn’t it? (Cái váy kia là váy mới đúng không?)
3. Tính từ bổ nghĩa cho đại từ bất định
Ngoài việc đứng sau động từ liên kết, tính từ còn đứng sau đại từ bất định để bổ nghĩa cho đại từ bất định đó.
Tổng hợp các đại từ bất định thường gặp:
Từ đứng đầu | Chỉ người | Chỉ vật | Chỉ nơi chốn |
Some | someone, somebody | something | somewhere |
Any | anyone, anybody | anything | anywhere |
No | no one, nobody | nothing | nowhere |
Every | everyone, everybody | everything | everywhere |
Ví dụ:
Have you read anything interesting lately? (Gần đây bạn có đọc được thứ gì đó thú vị không?)
4. Các cấu trúc khác của vị trí tính từ
Tính từ không những có chức năng bổ ngữ khi đứng trước danh từ, đứng sau động từ liên kết và đại từ bất định, mà nó còn đứng sau tân ngữ khi đi kèm với “make, find, keep”.
Có cấu trúc như sau:
Make/Keep/Find + O + Tính từ |
Ví dụ:
Laziness makes targets difficult or impossible to achieve. (Sự lười biếng làm cho các mục tiêu trở nên khó hơn và không thể đạt được)
Please keep this key for me! (Làm ơn giữ chiếc chìa khoá này hộ tôi)
I found the book very interesting. (Tôi thấy cuốn sách rất thú vị)
Hy vọng phần kiến thức tổng hợp trên sẽ giúp nhiều bạn sinh viên nắm được vị trí của tính từ để sử dụng một cách hiệu quả và chính xác trong tiếng anh!
Bộ môn cơ bản
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng