Sinh viên FPoly học Kỹ năng phỏng vấn xin việc và tháng thử việc ấn tượng

9:40 07/08/2018

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc, chiều ngày 04/08, Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng tổ chức hội thảo chuyên đề “Kỹ năng phỏng vấn xin việc và tháng thử việc ấn tượng” tại 137 Nguyễn Thị Thập, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Buổi hội thảo chuyên đề “Kỹ năng phỏng vấn xin việc và tháng thử việc ấn tượng” được tổ chức bởi phòng Công tác sinh viên phối hợp cùng tổ bộ môn Kinh tế. Hội thảo có sự hiện diện của cô Nguyễn Thị Phương Linh – Thạc sĩ Kinh tế, giảng viên Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng cùng đông đảo các bạn sinh viên. Ông Hồ Như Pháp – Chuyên viên kinh doanh Công ty Cổ phần Truyền thông Phát hành đã tham gia với vai trò diễn giả chương trình.

Buổi hội thảo có sự góp mặt của khách mời là diễn giả Hồ Như Pháp – Chuyên viên kinh doanh Công ty Cổ phần Truyền thông Phát hành.
Buổi hội thảo có sự góp mặt của khách mời là diễn giả Hồ Như Pháp – Chuyên viên kinh doanh Công ty Cổ phần Truyền thông Phát hành.

Mở đầu buổi hội thảo, diễn giả Hồ Như Pháp cởi mở chia sẻ với sinh viên Cao đẳng FPT Polyechnic, bản thân từng tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh, tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh đã có kinh nghiệm 6 lần tham gia phỏng vấn ở các đơn vị doanh nghiệp như Thế giới di động, FPT Shop, Samsung, DanaMaketer, MP Logictic và Công ty CP truyền thông Phát hành. Trong thời gian mới tốt nghiệp ra trường, ai cũng sẽ có những vấp ngã dù lớn hay nhỏ. “Có rất nhiều cách trang bị kỹ năng, có thể học từ kinh nghiệm của người khác hoặc tự chính bản thân trải nghiệm. Bằng những kinh nghiệm thực tế được đúc kết lại, anh hy vọng buổi trao đổi hôm nay sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho các bạn”, anh Như Pháp chia sẻ.

Tại buổi hội thảo, sinh viên được lắng nghe diễn giả Hồ Như Pháp chia sẻ về những điểm quan trọng đối với sinh viên khi trang bị kỹ năng phỏng vấn xin việc. Quá trình ứng tuyển được chia làm ba giai đoạn cụ thể gồm: Trước khi xin việc, trong khi xin việc và sau khi xin việc. Đối với giai đoạn trước khi xin việc, sinh viên cần theo dõi thông tin tuyển dụng và chuẩn bị kỹ càng bộ hồ sơ (văn bằng, chứng chỉ,…). Mỗi cá nhân phải có mục tiêu rõ ràng ở doanh nghiệp mình muốn làm việc, thay vì theo dõi những trang thông tin việc làm, bạn có thể theo dõi ngay chính tại website của doanh nghiệp đó. Hồ sơ tuyển dụng, trang phục,.. cần chỉnh chu bởi những chi tiết nhỏ sẽ tạo nên ấn tượng lớn đối với nhà tuyển dụng.

Chuyên đề mang tính cập nhật, có giá trị thiết thực đối với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp.

Đối với giai đoạn trong khi xin việc, người ứng tuyển cần chú ý ba yếu tố quan trọng đó là: tác phong ăn mặc, thời gian và hành vi ứng xử. “Đúng giờ nghĩa là đã trễ giờ. Khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng, bạn cần phải đến sớm từ 15-30 phút để có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tâm lý, và đó cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng đối với nhà tuyển dụng” – anh Pháp nhấn mạnh.

Sau khi trúng tuyển đồng nghĩa với việc bạn trở thành nhân viên chính thức của doanh nghiệp. Lúc này, ở vai trò là một nhân viên, bạn cần thể hiện trách nhiệm với công việc được giao, đồng thời văn hóa ứng xử cũng nên được đề cao hơn. Theo kinh nghiệm cá nhân, anh Pháp chia sẻ, bản thân cũng từng khá ngỡ ngàng với vị trí đứng ngay cửa chào khách hàng trong những ngày đầu nhận việc. “Là người mới ra trường, đôi khi bạn phải đi lên từ vị trí thấp nhất trong doanh nghiệp. Phân bổ bạn ở những vị trí thấp nhất, công việc nhỏ nhặt nhất… có thể là cách lãnh đạo doanh nghiệp kiểm tra thái độ và sự chuyên nghiệp của bạn đối với công việc. Sau khi trải qua một thời gian nhất định, được củng cố mọi kỹ năng, nghiệp vụ, tất nhiên bạn sẽ được vào làm đúng vị trí của mình… Đa phần nhiều bạn sinh viên sẽ bỡ ngỡ, bỏ cuộc. Đó là điều không nên. Thay vào đó, các bạn nên học hỏi không ngừng, cố gắng hết sức để hoàn thành công việc được giao dù là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, các bạn nên tự tạo cho bản thân cách ứng xử phù hợp để có một môi trường làm việc vui tươi, hòa đồng”.

Nhiều sinh viên đặt những câu hỏi thú vị dành cho diễn giả.

Buổi hội thảo trở nên sôi động hơn bởi câu hỏi đặt ra từ diễn giả “Theo bạn, giữa bất đồng với cấp trên và bất đồng với đồng nghiệp, cái nào khó chịu hơn? Bạn giải quyết như thế nào?”. Câu hỏi thu nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận trái chiều từ các bạn sinh viên. Tuy nhiên, diễn giả đã hướng đến cách giải quyết cởi mở, tiết chế cảm xúc để tháo bỏ những vướng mắc cá nhân, cải thiện các mối quan hệ.

Hào hứng tham gia đến cuối buổi hội thảo, sinh viên Huỳnh Nguyễn Hà Nam – ngành Thiết kế website cho biết: “Là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, mình rất quan tâm đến việc trang bị kỹ năng phỏng vấn xin việc. Tự bản thân mình thấy cần trau dồi và rèn luyện nhiều hơn để có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp sau này”.

Kết thúc buổi hội thảo, cô Nguyễn Thị Phương Linh nhắn nhủ: “Mỗi doanh nghiệp có một môi trường văn hóa khác nhau. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, kỹ năng, các bạn nên cân nhắc lựa chọn môi trường doanh nghiệp – nơi mà mình có thể theo đuổi niềm đam mê lẫn có nền văn hóa cởi mở, hiện đại. Ra trường, các bạn còn rất trẻ, đừng để bản thân mình chết chìm bởi những suy nghĩ đóng đinh. Đại dương thì rất nhiều, cớ gì các bạn không dám vươn lên từ ao hồ hay vũng lầy”.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận