Làm UI đẹp là con đường có vẻ dễ dàng nhất cho bất cứ bạn trẻ nào muốn bắt đầu con đường trở thành một nhà thiết kế sản phẩm số. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi ở bạn nhiều hơn là một khả năng làm giao diện đẹp.
Để trở thành một nhà thiết kế sản phẩm số, một designer cần rất nhiều kĩ năng để hoàn thiện bản thân trong ngành thiết kế đồ họa nói chung và UI/UX nói riêng. Hãy cùng lắng nghe anh Hoàng Quang Minh – Product Consultant tại Holdstation Wallet chia sẻ về những kĩ năng cần thiết này nhé!
- Suy nghĩ có hệ thống (Thinking in system)
Mình học được điều này khi làm việc nhiều với các bạn Product Owner hay là Business Analyst, không như Designer thường chỉ thiết kế một số lượng màn hình nhất định cho các “happy case”, PO/BA họ thường có thói quen phần tích rất kĩ những luồng đi của người dùng, từ đó đưa ra rất nhiều “edge case” để hoàn thiện một “flow” sản phẩm. Thông thường, với một màn hình ứng dụng, mình sẽ phải thiết kế 2, 3 hoặc thậm chí là 5 phiên bản cho các trường hợp khác nhau. Việc tập thói quen suy nghĩ có hệ thống như PO/BA sẽ dần dần giúp bạn hiểu được sản phẩm và thiết kế tốt hơn là tập thiết kế với rationale.
- Start with Why
Hãy luôn bắt đầu thiết kế với một lý do cho sự lựa chọn của mình. Chưa cần biết lý do đó có phù hợp hay không, việc “start with why” giúp bạn có những bước dừng lại và suy tính cần thiết để giúp thiết kế một sản phẩm phù hợp nhất cho người dùng.
3. Tập suy nghĩ: Function over form
Đây là triết lý thiết kế của cá nhân mình. Mình luôn quan niệm sản phẩm số (webapp, app…) là những công cụ giúp kết nối người dùng với dịch vụ (dịch vụ ngân hàng, dịch vụ gọi xe…), vì thế, việc quan trọng nhất chưa phải là thiết kế một giao diện tuyệt đẹp, mà việc quan trọng nhất là ứng dụng, công cụ có giúp cho người dùng hoàn thành công việc của họ hay không? Một chiếc búa tốt là một chiếc búa đóng được 100 cái đinh, chứ không phải một chiếc búa đẹp nhưng đóng chỉ được 1 – 2 cái đinh đã gãy.
4. Tập viết lại những suy nghĩ của mình
Nếu nói việc tư duy, kĩ năng là lúc bạn mở đường, thì việc viết lại những điều đó giống như công việc đi lại con đường đó mỗi ngày. Lỗ Tấn từng viết: “Thực chất thế gian làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Đúng là như vậy, việc rèn luyện cũng như thực hành tư duy cần được lặp đi lặp lại mỗi ngày để bạn ngày càng thuần thục nó, và tập viết cũng là một trong những cách giúp cho tư duy của bạn từ trạng thái phân mảnh và hỗn loạn trở nên có hệ thống và có đường dẫn rành mạch hơn, bạn sẽ cảm nhận rất rõ sự phát triển của tư duy sau khi tập viết được một thời gian đấy!
Mong rằng, với những chia sẻ của tác giả Hoàng Quang Minh, các bạn trẻ đang mong muốn trở thành một nhà thiết kế UI/UX sẽ có thêm kiến thức, giúp hoàn thiện kĩ năng không chỉ thiết kế đẹp mà còn sở hữu tư duy logic để khiến sản phẩm được ứng dụng thực tế hơn!
Bộ môn CNTT
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá HCM