Bạn không chuyên về thiết kế, nhưng cần thiết kế gấp một hình ảnh để phục vụ cho công việc, hoặc bạn là dân thiết kế nhưng không có sẵn công cụ thiết kế chuyên nghiệp như Photoshop, Illustrator, Premier, … hoặc bạn chỉ là sinh viên các ngành digital marketing, pr sự kiện muốn học một chút sở đoản để phục vụ cho công việc chính sau này, thì những công cụ online ngay sau đây sẽ là cứu cánh kịp thời cho các bạn.
1. Canvas: Cân hết mọi thứ
Canva đã trở thành công cụ online quen thuộc cho người thiết kế không chuyên và cả chuyên nghiệp. Gần đây với tài khoản giáo dục (edu) các bạn dễ dàng nâng cấp tài khoản PRO để sở hữu trọn vẹn kho thiết kế mẫu, template, … khá đồ sộ của Canva, hoàn toàn miễn phí.
Dù bạn không có chút kỹ thuật nào về thiết kế, bạn vẫn có thể làm được mọi thứ với công cụ này, đương nhiên nếu bạn có một óc tư duy về mỹ thuật thì công cụ này là một lợi thế, từ presentations, infographics, ads, social media graphics đến animated social media cùng rất nhiều dạng hình ảnh khác trong marketing.
Chỉ cần có óc bố cục và sáng tạo, những thao tác kéo kéo thả đơn giản, kho templates, font chữ, filters, icons và shapes khổng lồ, rất nhiều mẫu miễn phí sẽ giúp bạn tạo nên những sản phẩm thiết kế dễ dàng đi vào lòng người. Canva có cả phiên bản mobile app, tại sao mình không thử nhỉ.
Lý tưởng để thiết kế: Social Media posts, Facebook Ads, posters, Instagram stories…
2. Gimp: phiên bản photoshop online hoàn toàn miễn phí
Đối với những bạn thích edit hình ảnh, nhưng cấu hình máy không đủ để cài đặt phiên bản xịn xò của các phần mềm edit chuyên nghiệp, thì đây là một photoshop phiên bản online giúp bạn giải tỏa phần nào kỹ năng vọc thiết kế của mình.
GIMP có gần như tất cả những chức năng chính của Adobe Photoshop và cách sử dụng cũng tương tự như vậy.
Lý tưởng để thiết kế: Nội dung đồ họa, chỉnh sửa ảnh nâng cao
3. Gravit designer: phiên bản illustrator online hoàn toàn miễn phí
Ở một nơi xa, không có chiếc máy tính thân quen bên cạnh, bạn sẽ dễ dàng thiết kế thần tốc một mẫu thiết kế vector với phiên bản illustrator online này – Gravit Designer. Bạn cũng có thể sử dụng phiên bản trực tuyến hoặc tải phần mềm về máy để dễ dàng sử dụng.
Gravit Designer cung cấp nhiều tính như Adobe Illustrator. Công cụ này sẽ hỗ trợ bạn thiết kế screen design, icons, presentation, illustration, print và app design. Và đương nhiên để mở rộng chức năng như một illustrator offline thực thụ bạn có thể tạo tài khoản pro trả phí.
Lý tưởng để thiết kế: Logo, Icon, vector design
4. Polarr: phiên bản lightroom online, chỉnh màu ảnh chuyên nghiệp
Những bạn thích chỉnh màu vu vơ trên những chiếc app điện thoại bé tí lại không rành photoshop hay lightroom của máy tính, thì Polarr sẽ cho bạn một trải nghiệm thích thú như đang dùng app trên điện thoại nhưng với màn hình lớn.
Giao diện trực quan dễ sử dụng, phiên bản miễn phí đủ để bạn có những bức ảnh thật chill để làm social media. Bạn cũng có thể tạo preset để áp dụng cho nhiều hình ảnh không cần tốn công edit lại từ đầu.
Lý tưởng để thiết kế: Instagram posts, Instagram stories
5. Adobe Spark: Dựng video một cách dễ dàng
Để thực hiện một video quảng cáo phục vụ cho công việc không cần cầu kỳ như một editor chuyên nghiệp? Bạn muốn tìm một kho template với nhiều hiệu ứng mới lạ khác thì Adobe Spark là một công cụ thiết kế với phiên bản online và mobile app là một sự chọn lựa tốt cho các bạn.
Hướng đến đối tượng là những nhà thiết kế nghiệp dư, Adobe Spark được sử dụng để tạo các thiết kế bằng các templates đẹp và chuyên nghiệp có sẵn. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là tải hình ảnh lên, chèn chữ là xong. Bạn được sử dụng miễn phí bằng cách đăng nhập tài khoản Adobe, Facebook hoặc Google.
Video của bạn khi xuất ra sẽ có watermark của Adobe Spark. Bạn có thể dùng một phần mềm chỉnh video khác để chèn logo của mình hay một thứ gì đó vào để che lại. Chúc các bạn thành công.
Lý tưởng để thiết kế: Social media posts, short videos, Instagram stories
6. Adobe Color: tập phối màu như một chuyên gia
Màu sắc đóng vai trò khá quan trọng trong mẫu thiết kế của bạn. Không phải dân chuyên nghiệp nhưng giúp bạn muốn phối màu chuyên gia. Đó là công cụ online của hãng nổi tiếng Adobe với tên gọi là Adobe Colour CC. Ở đây cả bạn chỉ cần chọn phương pháp phối màu và chọn màu chủ đạo, công chụ sẽ gợi ý cho bạn một số bảng màu tùy theo từng sắc độ. Giúp bạn sử dụng màu trong thiết kế một cách chuyên nghiệp đáng ngờ.
Có thể bạn đã biết đến quy tắc 60-30-10 để sử dụng 3 màu trong thiết kế, thì bạn vẫn sẽ cần đến Adobe Color CC để kiểm tra sự hài hòa của chúng.
Hy vọng, với 6 gợi ý công cụ online trên đây sẽ tạo thêm hứng thú cho các bạn tham gia vào việc thiết kế hình ảnh, biên tập video cho dù bạn là nhà thiết kế nghiệp dư nhưng sản phẩm thiết kế của bạn hoàn toàn xứng tầm chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công với những công cụ thiết kế online này.
Theo Bá Hộ Zone