Bạn đam mê nghề Tổ chức sự kiện? Bạn ấp ủ muốn trở thành chuyên gia về lĩnh vực này? Bài viết dưới đây sẽ mách bạn.
Đánh giá chính mình
Không gì quan trọng bằng việc bạn biết mình là ai? Có thể bạn là một sinh viên đang ấp ủ ước mơ trở thành nhà tổ chức sự kiện. Có thể bạn đã và đang làm một công việc khác nhưng muốn rẽ một lối đi mới. Dù thế nào, trước hết vẫn là đánh giá đúng bản thân mình. Tự hỏi xem mình có những kỹ năng gì? Kỹ năng nào đã được hoàn thiện, kỹ năng nào cần rèn luyện, trau dồi? Kỹ năng nào cần phải phát triển. Và cuối cùng là những kỹ năng bạn có có thể hỗ trợ gì cho bạn. Nên nhớ, hãy trung thực, điều này thực sự quan trọng!
Kỹ năng thì vô vàn. Tuy nhiên, có một số kỹ năng mà bạn không nên và không thể bỏ qua. Ví dụ như ócc tổ chức tốt, trí tưởng tượng phong phú. Bên cạnh đó là khả năng giao tiếp xuất sắc, phản xạ nhạy bén trong những tình huống khẩn cấp. Nếu bạn là bậc thầy trong việc xử lí rủi ro. Thì yên tâm là bạn có tố chất để trở thành nhà tổ chức sự kiện. Hãy quan tâm và cho điểm từng kĩ năng của mình. Từ đó bạn sẽ có sự đánh giá đúng hơn khả năng và có hướng đi đúng về sau. Công việc tổ chức sự kiện đòi hỏi bạn phải hướng về công chúng.
Luôn luôn lắng nghe khách hàng. Họ muốn những gì, đừng bỏ ngoài tai dù là những điều khó nghe. Tất cả đều là nguồn tư liệu quý giá trong việc hoàn thiện kỹ năng. Hãy học một khóa kỹ năng đàm phán nếu bạn không tự tin trong phần này. Nó sẽ giúp bạn duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác, công chúng. Những người đó đóng vai trò rất lớn trong việc kinh doanh của bạn.
Kinh nghiệm không bao giờ là đủ
Bạn có thể tự học. Có vô vàn các nguồn tư liệu để bạn tự nghiên cứu hiện nay. Điển hình như sách vở, internet, lớp học… Nhưng đừng bỏ qua những người đi trước. Họ sẽ là nguồn tư liệu sống động và chân thực nhất khi vẽ ra bức tranh về một nghề đòi hỏi kỹ năng đa chiều như tổ chức sự kiện.
Hoạt động đoàn đội, hội nhóm tích cực khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây sẽ là môi trường thuận lợi để tích lũy những kinh nghiệm quý báu và phát huy óc tổ chức. Vừa là nơi để vun đắp các mối quan hệ cộng đồng.
Nếu được, hãy đăng kí tham gia tự nguyện vào những sự kiện được tổ chức tại doanh nghiệp, công ty bạn đang làm. Hoặc giúp đỡ cho bộ phận PR nếu có. Đây là cơ hội để vừa học hỏi được một việc mới trong lúc vẫn đang làm tốt công việc của mình.
Bắt đầu bằng việc lập kế hoạch
Hãy thử vẽ một bức tranh toàn cảnh về sự kiện mà bạn sẽ tổ chức. Sau đó hoàn thiện dần các tiểu tiết. Chú ý sử dụng các mảng màu đối lập hoặc các khối không tương xứng để đánh giá mức độ quan trọng và ưu tiên cho từng chi tiết. Không nên đánh đồng các khâu vì như thế. Bạn sẽ rất mất tập trung và thời gian vì những việc không đâu. Tập trung bước đầu tiên là cân nhắc về hình thức tổ chức sự kiện, địa điểm, kịch bản, nhân lực, phương án dự phòng,… Một bản kế hoạch thật chi tiết và đầy đủ sẽ giúp bạn đi đúng hướng và có phương án giải quyết các tình huống tốt nhất.
Phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác
Nên nhớ bạn sẽ không thể nào tự chuẩn bị hết tất cả các thiết bị, vật tư cho một sự kiện được. Có quá nhiều thứ, quá nhiều hạng mục, đặc điểm lại phụ thuộc vào từng loại hình sự kiện. Chi phí đầu tư, quản lí, bảo quản tốn kém và thực sự không cần thiết. Đừng lo vì sẽ có rất nhiều công ty chuyên cung cấp các loại vật dụng này.
Hãy tập liên hệ với các khách sạn, khu nghỉ mát, nơi có hội sảnh, tổ chức từ thiện, trung tâm hội nghị, câu lạc bộ thể thao ngoài trời, khu vui chơi giải trí như công viên, vườn bách thú, kể cả trường học,…Chủ khách sạn, nhà hàng, người bán hoa tươi, công ty cung cấp trang thiết bị, nhiếp ảnh, nhân viên trang trí,… Họ sẽ là người cung cấp những sản phẩm và dịch vụ cần thiết hỗ trợ cho tổ chức sự kiện.
Trước khi đưa ra quyết định sẽ hợp tác với công ty nào, hãy giành thời gian thu thập thông tin. Từ đó đưa ra được nơi đáp ứng được hai yếu tố. Đó là vừa cung cấp dịch vụ, sản phẩm chất lượng, vừa có mức giá cạnh trạnh hợp lí. Hãy lịch sự và nhã nhặn, yếu tố này ảnh hưởng đến việc kinh doanh lâu dài. Đừng tiếc lời cảm ơn và phần nào đáp ứng những ý tưởng của họ. Một nụ cười thân thiện và câu cảm ơn chẳng khiến bạn mất gì. Ngược lại còn giúp cho bạn thêm nhiều khách hàng.
Dù khi đã thành một người tổ chức sự kiện, bạn vẫn phải tiếp tục học hỏi và phát triển để có thể trở thành một chuyên gia thực thụ. Cách tốt nhất là tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, bạn sẽ có cơ hội được tận mắt thấy cách thức tổ chức một sự kiện với các quy mô khác nhau để từng đó rút ra kinh nghiệm riêng cho bản thân.