7 bí mật cần biết để nắm chắc thành công trong nghề tổ chức sự kiện

15:16 09/06/2017

Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng ngành tổ chức sự kiện ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong cuộc sống hiện đại. Người tổ chức sự kiện giỏi chắc chắn không thể thiếu những tố chất như: óc tổ chức tốt, năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Nghề tổ chức sự kiện là nghề đòi hỏi người thực hiện cực kỳ bền sức và chịu được áp lực cao. Ngoài ra, để trở thành một chuyên gia tổ chức sự kiện giỏi, bạn đừng quên 7 “bí mật” đặc biệt sau đây.

1, Tìm và ấn định địa điểm tổ chức trước khi công bố sự kiện

Nhiều nhà tổ chức sự kiện coi nhẹ yếu tố địa điểm khi bắt đầu kế hoạch sau đó đã nhận ra rằng không còn địa điểm trống cho sự kiện của họ, bởi vậy, sau khi ấn định ngày tổ chức sự kiện, bạn nên tìm ngay địa điểm ưng ý để tổ chức. Bạn cũng nên hoàn thiện hợp đồng, thủ tục để địa điểm của bạn không “đột ngột” bị ai đó tranh chấp mất. Với sự kiện ngoài trời, việc thống nhất với đơn vị cho thuê địa điểm về những hỗ trợ khi trời mưa bão cũng cần được đưa vào hợp đồng nhé!

 Tìm và ấn định địa điểm tổ chức trước khi công bố sự kiện
Tìm và ấn định địa điểm tổ chức trước khi công bố sự kiện.

2, Phát triển kế hoạch và hành động theo nó

Đặt ra mục tiêu mà bạn muốn đạt được và đảm bảo rằng mọi quy trình tổ chức sự kiện của bạn bám sát kế hoạch để dẫn đến kết quả bạn mong muốn. Kế hoạch cần được viết chi tiết đến từng hạng mục nhỏ, ai là người phụ trách và deadline cho công việc đó là bao giờ. Bạn cần duy trì song song một kế hoạch trù bị cho những trường hợp xấu nhất xảy ra như thời tiết thay đổi, diễn giả đến muộn v.v… để đảm bảo sự kiện của bạn được chuẩn bị tốt nhất.

3, Gửi thông điệp hiệu quả

Thư mời là yếu tố đầu tiên mà mọi người nhìn thấy được ở sự kiện của bạn.

Thư mời nên thông báo tới người tham dự những chi tiết : ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào (đảm bảo bao gồm địa chỉ, thông tin đỗ xe và gợi ý trang phục).

Diện mạo của thư mời cũng nên đưa cho người tham dự gợi ý về nội dung chương trình, dù cho đó chỉ là hình nền hay sự phối hợp màu sắc, font chữ. Ví dụ như những bữa tiệc sôi động cần nhiều màu sắc hơn những buổi hội thảo trang trọng và lịch sự.

Gửi thông điệp hiệu quả
Hãy chú ý đến việc gửi thông điệp hiệu quả.

4, Làm việc thông minh sẽ tốt hơn là chăm chỉ

Bạn hãy lưu trữ và theo dõi thông tin người tham dự vào một file Excel (bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, tình trạng phản hồi, giới hạn khẩu phần ăn,…) để trước sự kiện, bạn có thể sử dụng những thông tin đó để tạo bảng tên, thẻ địa điểm, thư cảm ơn để gửi cho họ.

Tránh nhập lại thông tin giống nhau cho mỗi dự án tổ chức kẻo chính bạn sẽ bị mắc vào “mớ bòng bong” do chính mình tạo nên.

5, Lập kế hoạch dự trù

Khi tổ chức sự kiện phải luôn có một kế hoạch dự trù cho mọi thứ, đặc biệt, hãy liên lạc nhanh chóng với những khách mời trong trường hợp mọi thứ đi theo chiều hướng xấu.
Nếu trời chuẩn bị mưa, cân nhắc lều bạt, hoặc chuẩn bị thêm ô nếu khách mời cần phải đi bộ để di chuyển.

Lập kế hoạch dự trù

6, Theo sát khách hàng – Chìa khóa thành công

Luôn giữ liên lạc với khách hàng xuyên suốt quá trình tổ chức. Gọi điện 2-3 ngày trước sự kiện để xác nhận sự tham dự của khách hàng.

Sau sự kiện, bạn nên gửi thư cảm ơn họ đã tới tham dự chương trình. Gửi kèm trong thư tấm ảnh của họ tại sự kiện sẽ giúp bạn thêm một điểm cộng trong mắt khách hàng.

7, Chi tiêu trong phạm vi ngân quỹ (hoặc thậm chí ít hơn)

Đừng ngại thương lượng giá hoặc định giá thêm với những nhà phân phối thực phẩm, công ty trang trí, nhà phân phối hoa,… Đôi khi sẽ có những khoản chi tiêu dôi ra khỏi kế hoạch và những phần “mặc cả” này sẽ cứu ngân sách của bạn khỏi một bàn lạm chi trông thấy.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận