Cùng ngành Công nghệ thông tin nhưng Lập trình viên và Tester khác nhau thế nào?

10:50 05/04/2019

Sự phát triển của cách mạng 4.0 cùng với công nghệ đang làm thay đổi cuộc sống và thói quen người dùng hàng ngày. Ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất từ trước tới nay. Vì vậy có nhiều bạn trẻ lựa chọn Công nghệ thông tin để theo học và làm việc.

Công nghệ thông tin đang phát triển nhanh chóng ở tất cả mọi lĩnh vực, kèm theo đó là rất nhiều công việc mới được ra đời. Người học và người lao động có nhiều lựa chọn cho mình ở các hướng rẽ khác nhau ngay trong lĩnh vực này. Tuy nhiên 2 vị trí cơ bản nhất trong ngành này vẫn là Lập trình viên và Tester. Đa số sinh viên Công nghệ thông tin sau khi ra trường đều bắt đầu với Lập trình viên hoặc Tester.

Vậy Lập trình viên và Tester khác nhau như thế nào?

Lap trinh vien và Tester khac nhau nhu the nao

Lập trình viên được hiểu là người sáng tạo và phát triển sản phẩm công nghệ, ứng dụng hay các website. Muốn trở thành một Lập trình viên bạn cần phải có tư duy logic, tố chất sáng tạo và rất nhiều kỹ năng cần thiết. Để trở thành một Lập trình viên giỏi, hãy trau dồi kiến thức nền tảng, thuật toán cũng như ngôn ngữ lập trình thật vững chắc. Công nghệ luôn lớn mạnh và thay đổi từng ngày nên kiến thức là không đủ, Lập trình viên phải luôn tự học và tìm tòi những kiến thức mới. Nếu bạn không cập nhật và thay đổi, bạn sẽ lạc hậu và dễ dàng bị đào thải trong ngành này.

Tester hay chuyên viên kiểm thử vẫn luôn được cho là công việc bới lông tìm vết, soi ra lỗi sai của cánh Lập trình viên trong các sản phẩm, dự án công nghệ. Soi lỗi sai không phải là công việc dễ dàng mà ai cũng có thể làm như mọi người vẫn tưởng. Tester là người chạy thử sản phẩm để kiểm thử tính năng, hiệu năng sản phẩm. Công việc này không đòi hỏi phải quá sáng tạo như Lập trình viên, đôi khi nó thậm chí khá nhàm chán nhưng vẫn có những áp lực nhất định cho người làm. Tester cần có tính tỉ mỉ, cẩn thận để phát hiện ra lỗi đúng và nhanh nhất. Nhiều người cho rằng Tester thì không cần biết viết code, tuy nhiên để theo đuổi công việc này lâu dài một cách nghiêm túc, việc nắm chắc kiến thức và ngôn ngữ lập trình rất quan trọng bởi bạn còn phải tìm hiểu và xây dựng giải pháp hay công cụ phục vụ kiểm thử sản phẩm.

Lap trinh vien và Tester khac nhau nhu the nao

Mặc dù tính chất công việc được cho là đối lập nhau trong khi Lập trình viên tạo ra sản phẩm còn Tester tìm ra lỗi của sản phẩm nhưng cả hai công việc này đều sinh ra để phát triển và hoàn thiện sản phẩm tốt nhất so với mục tiêu dự án đề ra. Một lập trình viên không bao giờ viết code mà không có lỗi, một tester cũng không thể nào tự viết code cho cả một dự án. Không thể cho rằng công việc này quan trọng hơn công việc kia vì chỉ thiếu đi một vị trí thì dự án không bao giờ có thể hoàn thành.

Hãy chọn cho mình hướng đi đúng đắn và phù hợp với khả năng của bản thân bạn. Điều quan trọng nhất khi bạn muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin hay nghề Lập trình viên và Tester đó là lòng đam mê và mong muốn chinh phục những thử thách.

Là một trong 26 ngành nghề trọng điểm được quy hoạch và định hướng theo cấp độ quốc tế, Công nghệ thông tin (CNTT) không chỉ trở thành ngành thu hút người học nhiều nhất, mà còn mở ra triển vọng nghề nghiệp rất lớn cho sinh viên.

Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Ứng dụng phần mềm lại vô cùng lớn.Mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần bổ sung khoảng 1 triệu nhân lực CNTT. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, con số thiếu hụt nhân lực ngành này có thể lên tới trên 500.000 người.

Nhu cầu khan hiếm, sự cạnh tranh và kiếm tìm nguồn nhân lực chất lượng giữa các công ty phát triển phần mềm, phát triển Game, các ứng dụng di động khiến cho mức lương của kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm được đẩy lên hàng top những ngành nghề có mức lương hấp dẫn nhất hiện nay.

Nắm bắt yêu cầu đó, Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá đã sớm đưa chuyên ngành CNTT – Ứng dụng phần mềm vào đào tạo. Với 70% thời gian là thực hành, sinh viên được trải nghiệm môi trường học sát với thực tế. Thông qua các dự án với doanh nghiệp, các dự án theo nhóm, sinh viên có cơ hội trao đổi, gặp gỡ với những chuyên gia trong nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hiện 97,7% sinh viên FPT Mạng cá cược bóng đá có việc làm trong 1 năm sau tốt nghiệp.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận