Thiết kế đồ họa không còn là ngành học mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngành này đào tạo những gì, bạn sẽ được lợi gì khi theo học. Hãy đọc bài viết sau để biết thông tin chi tiết.
Khỏi lo thất nghiệp
Ngày nay, bất cứ công ty, doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng các bộ nhận diện thương hiệu, in ấn, quảng cáo, TVC, hình ảnh cho mình, bởi vậy Thiết kế đồ họa có vai trò ngày càng quan trọng và chắc chắc sẽ giúp người học… khỏi lo thất nghiệp.
Những thiết kế của doanh nghiệp hiện tại cũng có sự phân cấp ngày một rõ ràng, từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp, bởi vậy, tùy từng trình độ mà nhà Thiết kế đồ họa sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. Để bắt đầu công việc, bạn có thể xuất phát từ các vị trí CTV chỉnh sửa ảnh, học viên thiết kế tại các doanh nghiệp, nhà xuất bản, xưởng in để tích lũy kinh nghiệm trước khi tiến đến các vịu trí full time và đào tạo chuyên sâu.
Thu nhập tốt
Đã dễ xin việc, mức lương khởi điểm của chuyên viên Thiết kế đồ họa thường ở mức khá cao, trung bình khoảng 6 triệu đồng/tháng. Chỉ cần có năng khiếu, sự sáng tạo và nhạy bén, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm.
Không chỉ có vậy, khi làm công việc này, ngoài thời gian chính thức, bạn hoàn toàn có thể nhận thêm các dự án ngoài từ bạn bè, doanh nghiệp, các mối quan hệ xung quanh để kiếm thêm thu nhập. Và thật sự, mức thu nhập thêm này khá “đáng kể” so với mức lương chính thức bạn thường nhận được.
Môi trường làm việc thoải mái, sáng tạo
Với đặc thù nghề Thiết kế đồ họa, người làm việc trong lĩnh vực này thường chọn những công ty trẻ trung, năng động và có tính sáng tạo cao. Không gian làm việc của họ cũng cần được bố trí đầy tính nghệ thuật để tìm cảm hứng trong công việc. Để tìm nguồn cảm hứng, bạn hoàn toàn có thể xin sếp được làm việc tại nhà, quán cafe hay những không gian khác mà không bị phàn nàn hay ca cẩm.
Công việc thay đổi liên tục
Người làm Thiết kế đồ họa thường phải đầu tư nhiều chất xám, trí tuệ, đảm bảo mỗi thiết kế của mình có sự khác biệt và nổi bật, khác hẳn những thương hiệu khác. Chính vì vậy người Thiết kế đồ họa phải không ngừng học hỏi để tăng vốn hiểu biết và khả năng sáng tạo của mình.