Du lịch là ngành trọng yếu trong khối ngành công nghiệp không khói mang lại doanh thu lớn, giúp phát triển nền kinh tế Việt Nam thay đổi vượt bậc. Cũng vì thế mà xu hướng chọn theo học ngành Du lịch của rất nhiều bạn trẻ gia tăng đột biến.
Mọi người thường nghĩ: “Làm du lịch là kiếm tiền khủng” hoặc “Học du lịch không lo thất nghiệp”. Vậy liệu suy nghĩ này có đúng hay không? ngành du lịch làm những công việc ra sao? và cơ hội xin việc của ngành hiện nay như thế nào chưa? Bài viết này sẽ là câu trả lời xác thực nhất cho những bạn đang tìm hiểu về ngành du lịch.
Du lịch là gì?
Với góc nhìn kinh tế, du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp đem lại nhiều lợi nhuận ở các mặt khác. Bên cạnh đó, du lịch còn được coi là một hình thức dịch vụ tại chỗ, mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế rất lớn.
Ngành du lịch làm những công việc gì?
Nhắc đến ngành du lịch bạn sẽ nghĩ ngay tới công việc là Hướng dẫn viên. Nhưng xét trên nhiều phương diện, du lịch bao gồm rất nhiều khâu và các khâu sẽ có nhiệm vụ khác nhau. Trong đó Hướng dẫn viên là 1 phần rất nhỏ trong ngành này. Về cơ bản du lịch có 7 nhóm công việc như sau:
- Quản lý du lịch
Những người làm quản lý du lịch thường ngồi văn phòng với các báo cáo, đề án, hồ sơ… nên mọi người nghĩ du lịch là làm hướng dẫn viên. Họ chịu trách nhiệm đàm phán đối tác, tham dự hội thảo, quảng bá du lịch, khảo sát, học hỏi, … nên với vai trò là nhà quản lý du lịch thường có mối quan hệ rộng, kỹ năng giao tiếp tốt. Ngoài kiến thức chung về du lịch và quản lý, họ còn còn có chuyên môn trong từng lĩnh vực lãnh đạo.
Vị trí này thường đòi hỏi những người có kinh nghiệm vài năm, sinh viên mới ra trường thì chưa thể làm ngay được.
- Điều hành tour
Nhiệm vụ chính của họ là phân công việc cho các hướng dẫn viên, tiếp nhận thông tin từ khách hàng, xử lý phát sinh trong tour, đồng thời nhận, xử lý khiếu nại của khách sau khi tour kết thúc.
Thường người điều hành tour chủ yếu làm việc tại văn phòng nhưng phải chịu áp lực lớn dựa trên khối lượng công việc mà khách hàng yêu cầu.
- Hướng dẫn viên du lịch
Nhiệm vụ chính là đón tiếp khách, tổ chức mọi hoạt động trong tour du lịch theo yêu cầu, giới thiệu về khu du lịch khách hàng thăm quan, quản lý việc ăn, nghỉ, đi lại và đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt chuyến đi, xử lý sự cố phát sinh …
Vị trí này không quá khắt khe về ngoại hình, quan trọng nhất vẫn là kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng, linh hoạt trong giao tiếp, sức khỏe và tâm lý ổn định.
- Nhân viên lễ tân
Nhiệm vụ chính là nhận điện thoại, giải đáp thông tin cho khách hàng, tiếp đón khách, nhận thông tin từ khách, giúp khách trong các việc nhận và ký gửi đồ, thanh toán … Những công việc đòi hỏi các bạn phải có nghiệp vụ vững vàng và linh hoạt trong cách ứng xử với khách hàng.
Vị trí này thường yêu cầu cao về ngoại hình ưa nhìn, nhanh nhạy, nhạy bén trong công việc, không nói ngọng, khéo léo, và đặc biệt là phải biết ít nhất một thứ tiếng ngoại ngữ để đón tiếp khách nước ngoài.
- Phục vụ bàn, bar, buồng, bếp
Du lịch thì không thể thiếu các vị trí phục vụ như bàn, bar, buồng, bếp, … Nhà hàng, khách sạn ngoài sự sang trọng, luôn kèm theo sự khéo léo, hấp dẫn thông qua món ăn, thái độ phục vụ với khách hàng.
Buồng phòng luôn cần những người tỉ mỉ, cẩn thận và sạch sẽ, nhân viên buồng phòng linh hoạt trong công việc dọn dẹp, hướng dẫn khách hàng tận tình.
Ngoài những công việc trên, ngành du lịch còn có các vị trí khác như tư vấn viên, nhân viên bảo vệ, bảo trì hệ thống vui chơi, giảng viên chuyên ngành đào tạo du lịch, …