Phạm Thị Kiều Anh – Mẹ, tượng đài lớn nhất trong lòng tôi

17:10 07/11/2013

Nhắc đến chữ Mẹ trong một cuộc thi thì ai cũng sẽ nghĩ đến những người chỉ biết lôi vấn đề nhạy cảm ra để nài xin sự thông cảm của mọi người. Tuy nhiên, hôm nay tôi viết về mẹ tôi, không cần sự đồng cảm, không cần sự thương hại. Ngày hôm nay, tôi tự hào khi viết về Mẹ mình.

Nhăc đến thần tượng, ai cũng nghĩ một đứa con gái như tôi sẽ nói ngay đến những anh chàng xì xà xì xồ tiếng Tây tiếng Hàn như Justin Bieber, Lee Min Hoo, những cô nàng chân dài tới nách, trắng nõn nà như Ngọc Trinh, Phương Trinh… Tôi cũng có những thần tượng của riêng mình, tôi yêu thích Quang Lê với những bài hát sâu lắng, và ít nhất tôi hiểu anh hát về cái gì. Tôi đam mê Anime và Manga truyện tranh Nhật Bản tới mức ngộ nhận tinh yêu với những nhân vật trong truyện. Ví dụ như Gaara, Naruto, tôi biết họ là nhân vật không có thật, nhưng tôi học được ở họ cách sống, cách họ vươn lên khẳng định mình. Nhưng tôi nhận thức được một điều rằng, người quan trọng và ảnh hưởng tới nhân cách của tôi nhiều nhất không phải là họ, mà đó là người phụ nữ Tượng đài của tôi – MẸ

Mẹ tôi sinh năm 1969, mẹ tôi tuổi Dậu, tôi cũng tuổi Dậu. Người ta nói phụ nữ ở tuổi này là khổ không để đi đâu cho hết. Tuổi thơ của mẹ, tất nhiên theo lời bà ngoại từng kể, mẹ tôi phải nghỉ học sớm để chống chọi với căn bệnh viêm xương. Những vết xương viêm loét ra dần và không ai có thể chịu nổi. Đã từng có lúc bà ngoại bế mẹ ra bụi tre, rồi lại chạy ra bế mẹ về. Bà muốn bỏ, mà không bỏ được. Trời thương cho mẹ được lành bệnh, nhờ loạt thuốc kháng sinh thử nghiệm của Nga thành công. Mẹ ốm yếu, gầy còi, chân tay khẳng khiu và đầy những vết sẹo lồi lõm. Nhưng mẹ cũng là chúa nghịch phá ở xóm. Không có trò gì mẹ không dám nghịch, bị đánh hôm nay hôm sau nghịch tiếp. Mẹ nghịch như vậy, vì hàng xóm họ không cho con họ chơi với mẹ, họ sợ căn bệnh mẹ từng mắc phải.

Ngày lấy bố tôi cũng là ngày mẹ bước chân vào chốn ngục tù. Mẹ đi làm cả ngày và về hầu hạ nhà chồng. Có người phụ nữ nào mang thai tới tháng thứ 8 vẫn còn còng lưng gánh 50 cân than trộm đi bán nuôi gia đình không. Vậy mà mẹ tôi đó, đến lúc mẹ biết mình sắp đẻ, mẹ mới bỏ đôi quang gánh xuống và về nhà. Người phụ nữ nào sau khi đẻ cũng được nghỉ ngơi, cũng được kiêng cữ, nhưng mẹ tôi thì khác. Đẻ con ra, 17 ngày sau lại lăn xả trên các mỏ than, nguy hiểm là thế, đói rét là thế, vẫn kiếm đủ tiền về chăm chồng, chăm gia đình chồng và chăm gia đình mình.

Chưa bao giờ mẹ sung sướng, sung sướng thực sự như những gì một người phụ nữ xứng đáng được nhận. Trong khoảng thời gian bố đi tù, mẹ ở nhà đi làm nuôi con, nuôi em chồng, hầu hạ bố mẹ chồng. Không một phút giây nghỉ ngơi, cả đêm lẫn ngày. Vậy mà ngày ngày, mẹ vẫn bị bố mẹ chồng chửi bới, anh em nhà chồng khinh rẻ, đánh đập tới chảy cả máu đầu. Mẹ vẫn đương đầu ra chiu, vẫn thế, chờ chồng về với ước mong chồng sẽ hiểu mình, sẽ bớt gánh nặng cho mình.

Trớ trêu thay cuộc đời chỉ biết đẩy con người ta vào đau đớn, và nó thì ngồi cười trên sự đau đớn ấy. Bố tôi ra tù, bắt đầu chuỗi ngày cực hình tột độ của mẹ. Ông uống rượu, ông đàn đúm bạn bè, ông hẹn hò gái gú. Không đi làm ra tiền, ông về vòi tiền vợ. Vợ không có tiền, ông đánh vợ chửi con. Đập phá nhà cửa, gia đình tôi chưa bao giờ yên ấm. Nhớ có lần, ông đòi tiền mẹ tôi đi ăn sang với bạn bè, mẹ chưa có, ông đi ăn thiếu rồi về đạp mặt mẹ úp vào đống than mới nhào xong.

Nói làm sao cho hết nỗi cơ cực mà mẹ tôi phải chịu với cái cuộc đời này đây. Cái ngày mà ông đạp mẹ con tôi vào vũng bùn ấy, cái ngày Trung thu mà đáng ra là tết đoàn viên của mọi gia đình ấy,  mẹ con tôi xách quần áo ra khỏi nhà chỉ vơi 5 ngàn đồng. Với 5 ngàn đồng đó ông tính thử xem mẹ con tôi sẽ ăn gì, ở đâu? Mẹ từng nói với tôi : “Khi còn có con, mẹ sẽ còn đi khắp nơi  được. Chỉ cần con cứ bên mẹ thôi.” Rồi mẹ tôi đi làm, mẹ quyết không để 5 ngàn ấy trôi đi trong một bữa ăn. Mẹ bắt đầu xoay vần làm ăn, mẹ mua than cám về đóng than tổ ong để bán, mẹ đi lên đồi đào than với người ta, chịu bị chửi, chịu bị đánh để mang 250 ngàn về trong 3 ngày để các con ở nhờ nhà người ta cùng 3 bò gạo và bó rau muống. Rồi mẹ đi lên với cái nhà cót ép dựng tạm, mẹ mua một chiếc xe máy để tham gia chở tải cùng người ta. Lần đầu tiên mẹ chở được 1 tạ 6, mẹ đã thịt 1 con gà cho cả 3 mẹ con liên hoan ăn mừng. Mẹ cứ thế tiến lên, và giờ thì, mẹ tôi cao 1m50, nặng 41kg, nhưng nếu để chạy tải than xuống dốc thì mẹ tôi chở ít nhất là 2 tạ rưỡi .

 

Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
 tổ chức cuộc thi "Nói cùng tôi"
Rồi mẹ đi lên với cái nhà cót ép dựng tạm, mẹ mua một chiếc xe máy để tham gia chở tải cùng người ta. Lần đầu tiên mẹ chở được 1 tạ 6, mẹ đã thịt 1 con gà cho cả 3 mẹ con liên hoan ăn mừng.

Con người vươn lên trong khó khăn, từ một đứa bé suýt bị bỏ vì đã quá tàn phế, mẹ tôi đã trở thành huyền thoại của cả phường. Nói đến nỗi khổ, không một ai là không nhắc đến mẹ. Mặc dù khổ như thế, gian nan như thế, mẹ vẫn không tránh đươc sóng gió từ những người xung quanh. Có  những người họ ghen ăn tức ở, họ tìm mọi cách hãm hại, họ như mở cờ trong bụng mỗi lần mẹ kêu đau đớn, thiếu thốn… thậm chí, họ còn là những người mà mẹ hết lòng giúp đỡ. Mỗi lần thấy tôi bức xúc về cách sống của họ, mẹ chỉ cười xuề và nói: “Dù thế nào mình vẫn không quay lưng lại với họ lúc khó khăn được, vậy thì tức làm gì cho mệt hả con. Mình sống thế nào, họ sống thế nào, tự xã hội đánh giá con ạ”

Đúng là mỗi người có một hình tượng bất diệt về mẹ của mình. Tôi cũng thế, tôi cũng chỉ muốn khẳng định rằng mẹ tôi trở thành huyền thoại trong lòng tôi. Và nếu cho hỏi mục đích của tôi khi viết về bài viết này, tôi cũng xin trả lời thẳng luôn: “ bằng mọi cách, mọi giá, mọi phương tiện, tôi sẽ tôn vinh người phụ nữ của đời tôi đển khi nào bà ấy còn nhìn thấy được điều này.”

Bài viết này, sẽ không có sự câu like như những bài viết khác, tôi biết tôi viết dài và dở, nhưng tôi thà viết bằng tình yêu, và để cho người ta đọc bằng tấm lòng họ, chứ không cần mở link và ấn nút rồi thoát. Cảm ơn nhà trường đã tổ chức cuộc thi này, cho tôi nói những gì còn ấp ủ bấy lâu.

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận