Có bao giờ bạn suy nghĩ về con đường bạn đã chọn, đã đi qua? Nó đến với bạn tình cờ, ngẫu nhiên, hay đã được tính toán cẩn thận, được ai đó sắp đặt? Với tôi, con đường đó có vẻ như tình cờ có bước ngoặt vào năm 1988. Và con đường đó đã qua 20 năm, đủ dài cho một đời người.
Làm ở công ty, rời bỏ đại học
“Bạn rất may mắn nếu bạn đã từng làm việc ở FPT” 1988, Việt nam bước vào năm thứ 2 của công cuộc Đổi mới. Đất nước vẫn còn đầy những khó khăn. Tôi mới tốt nghiệp tiến sỹ ở Pháp về (cuối 1986) và đang giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa Hà nội. Có nghĩa cho đến lúc đó, tôi là một giảng viên đại học, là một nhà khoa học. Cuộc sống hàng ngày cũng vất vả như bao người làm công ăn lương ngân sách ở thời điểm còn nặng bao cấp ấy. Thu nhập ngoài lương của tôi là từ những đề tài nghiên cứu, từ các chương trình ứng dụng mà tôi tham gia cho các đơn vị trong ngoài nhà trường. Hồi ấy thu nhập từ đi dạy chưa có như bây giờ.
Trương Gia Bình, người bạn phổ thông cùng bàn trường cấp 3 Chu Văn An1, đã về nước làm ở Viện Cơ học, Viện Khoa học Vn, sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu ở Liên Xô (LX). Bình đã có các công trình ứng dụng vào thực tế Vn, trong khi vẫn giữ quan hệ với Viện Hàn Lâm KH LX. Một tối hè 1988, anh BìnhTG đến nhà tôi và mời tôi tham gia cùng nhóm bạn ấy vào một chương trình liên quan tới máy vi tính với Viện Hàn lâm KH LX. Tôi nhận lời ngay mặc dù khi đó cũng chẳng hiểu là làm cái gì. Hồi đó chúng tôi đơn giản, và tin nhau trên cơ sở bạn bè lâu năm. Anh Bình đã tụ tập được Thành nam, Cao Bảo, Trung Hà (hiện là Chủ tịch HĐQT Tôgi), Võ Mai (Giám đốc HiPT bây giờ). Sau đó tôi mời anh nguyễn Chí Công (Viện Tính toàn và Điều khiển) tham gia, anh vốn là dân phần cứng có hạng khi đó, còn tôi chỉ là dân phần mềm (thậm chí phần mềm nửa mùa vì gốc tôi là dân Toán). Đó là nhóm Tin học 6 người đầu tiên của FPT, và anh Công được phân công là trưởng nhóm. Tôi cũng là một trong 13 sáng lập viên của FPT đón nhận Quyết định thành lập công ty do anh Vũ Đình Cự ký ngày 13/09/1988. Đó là một trong các mốc lớn nhất của cuộc đời tôi.
Lúc đầu chỉ có Trung Hà là tham gia phần buôn bán với LX, còn các thành viên khác của nhóm chỉ làm công tác phục vụ cho việc buôn bán đó. FPT đổi máy PC lấy các vật tư của LX cần cho nền kinh tế Vn khi đó. Các bạn có thể hình dung, một máy PC có thể đổi được cả một xe ô tô tải hiệu Kamaz. Công việc của nhóm chỉ là test máy, đóng gói, bốc vác, áp tải các máy vi tính đó lên sân bay. Khi bốc vác máy thì đến anh Bình cũng tham gia, hồi đó rất hạn chế thuê ngoài (outsource). Khi rỗi thì đọc sánh tìm hiểu gì đó. Tôi thì vẫn làm FPT và dạy ở Đại học Bách khoa Hà nội. Công việc nhàn nhã và không có gì căng thẳng, đến mức một số trong chúng tôi còn tham gia vào đề tài TYPO2 mà một anh Việt kiều chủ trì ở Đại học Bách khoa Hà nội. nhóm mở rộng thêm nhiều người mới, trong đó có Đức béo (công ty FSC bây giờ). Chúng tôi bắt đầu nhòm ngó tớí thị trường trong nước, mở đầu bằng việc bán máy Olivetti cho Chi nhánh Hải Dương của ngân hàng Công thương. Trung tâm ISC (Informatic Services Center) được thành lập vào cuối 1990, cũng là lúc chúng tôi ký được hợp đồng quan trọng có ý nghĩa đầu tiên về chuyên môn và thương mại: cung cấp hệ thống đặt chỗ bán vé cho phòng vé Quang Trung của Vn Airlines (VnA).
Cuối 1991 anh Công rời công ty và tôi được bổ nhiệm làm Giám đốc ISC, chức danh đầu tiên của tôi ở FPT.
Đầu 1995, ISC tách thành các trung tâm kinh doanh theo các hướng khác nhau như FIS (tích hợp hệ thống), FSS (phần mềm), FCD (cửa hàng bán lẻ), nhập khẩu và phân phối (FBP). Tôi lên làm phó cho anh Trương Gia Bình và chính thức thôi việc giảng dạy ở Đại học Bách khoa Hà nội. Sau này tôi còn phụ trách một số đơn vị kinh doanh như FSS (2000-2003), Trung tâm Dịch vụ ERP (FES) (200-2006).
Từ một giảng viên đại học, tôi đã trở thành một sáng lập viên, một cán bộ lãnh đạo của FPT như thế đấy. Trước đó tôi không thể hình dung ra con đường như vậy với tôi. Vốn được đào tạo theo cách hàn lâm, tôi đã nghĩ rằng cuộc đời tôi sẽ gắn bó với môi trường đại học lâu dài. nhưng thời thế thay đổi, anh BìnhTG đã lôi tôi vào gây dựng một công ty, đã biến tôi thành một người làm ở công ty, đã trao cho tôi những nhiệm vụ và vị trí trong FPT. Rồi tôi trở thành cổ đông lớn của một tập đoàn tầm cỡ của Vn hôm nay. Tôi không còn giảng dạy và nghiên cứu khoa học nữa (việc đáng nói nhất là trong những năm giảng dạy là tôi đã lôi kéo rất nhiều sinh viên BK Hn về FPT, trong đó rất nhiều em bây giờ là L5, L6 và L7). Thay vào đó là bán hàng, là chăm sóc khách hàng, là quản trị doanh nghiệp, là họp mổ bò, là … quát mắng người khác. Và tôi cũng thêm phần láu
cá, mưu mô, thô bạo, tuy rằng cái chất khoa học, chuẩn tắc ít nhiều vẫn còn đọng trong tôi. Rồi có lúc tôi được vào bảng xếp hạng này nọ, những phù phiếm mà tôi rất muốn tránh xa.
Có một học sinh cũ của tôi cũng đã rời bỏ việc nghiên cứu khoa học ở trường đại học mà về làm việc ở FPT.
Em là nghiên cứu sinh và tôi là giáo viên hướng dẫn. Khi làm ở FPT tôi chẳng còn thì giờ và hứng thú nghiên cứu khoa học nữa, làm sao mà hướng dẫn nghiên cứu được nữa. Rất may, em cũng có phần như vậy, sau khi vào làm ở FPT rồi thì cũng không theo con đường nghiên cứu nữa. Thầy trò chúng tôi đều vui vẻ chuyển môi trường làm việc. Hiện nay em học sinh này là một manager của FSOFTĐương nhiên, cùng với bao người FPT khác, hôm nay tôi có một chút tài sản nào đó, và được nhiều người biết đến. nhưng tôi vẫn nghĩ rằng cái tôi được nhiều hơn phần vật chất và danh kia chính là những kiến thức, kỹ năng mà tôi đã học được trong môi trường doanh nghiệp, những thử thách và kinh nghiệm mà tôi được trải qua ở FPT. Đó cũng là lý do để tôi viết tiếp những dòng sau, hầu mong chia sẻ được những cái đó với các
thế hệ tiếp theo của FPT.
Bán hàng
“Bán hàng là mang lại giá trị gia tăng cho xã hội. Là người FPT, bạn cần biết bán hàng”nếu việc đầu tiên ở FPT là đổi hàng với LX thì tôi lại không tham gia trực tiếp. Tham gia bán hàng đầu tiên của tôi là thương vụ FPT bán máy vi tính Olivetti M290 cho Chi nhánh Hải Dương ngân hàng Công thương Vn. người bán thực sự vụ này là anh Phan Quốc Việt, cộng tác viên của FPT khi đó (nay là giám đốc Công ty Tâm Việt). Không hiểu từ đâu mà anh này biết được ngân hàng Công thương có dự án này. Tôi phụ trách phần ứng dụng viết bảng cân đối cuối ngày của chi nhánh và truyền tin từ các điểm giao dịch về chi nhánh, mà người thực hiện cụ thể là Trần ngọc Trí, mới tốt nghiệp BKHn và làm cho FPT.
Phải nói rằng anh Việt là người đầu tiên dạy tôi về bán hàng và chăm sóc khách hàng. Sau này món bán hàng tôi còn được học từ nhiều người khác trong và ngoài FPT, nhưng anh Việt vẫn là người ấn tượng nhất với tôi. nào là phải có chân gỗ, tay trong ở bên người mua, nào là phải biết đào tạo và cưng chiều học viên, những người sử dụng (tặng họ áo phông). Hợp đồng hoàn thành, nhưng tôi rất nghi ngờ nó thực sự hiệu quả
cho cơ sở, nhất là phần mềm ứng dụng quá sơ sài và tính khả thi phần truyền tin vào những năm 1990, 1991.
Thương vụ bán hàng đầu tiên mà tôi trực tiếp tiến hành là dự án tin học hóa phòng vé Quang Trung của VnA. Tháng 9/1990 tại hội chợ CnTT ở triển lãm Giảng Võ, tình cờ FPT và VnA có quầy hàng cạnh nhau. Chúng tôi mang mấy chiếc Olivetti ra trưng bày và nối mạng, tất nhiên có demo cái gì đó trên mạng mà tôi không nhớ rõ. Bên VnA tỏ ra rất quan tâm việc nối mạng này. Mấy hôm sau một nhóm cán bộ VnA do một anh tên là Hậu dẫn đầu đến trụ sở của FPT ở trường Giảng Võ. Chúng tôi demo việc có thể thực hiện các giao dịch trên mạng qua FoxPro, máy này cập nhật dữ liệu, máy kia cũng nhận được kết quả cập nhật này. Sau đó tôi chứng minh với họ rằng trên môi trường như vậy, việc xây dựng hệ thống đặt chỗ bán vé cho một phòng vé là hoàn toàn làm được. Hợp đồng nhanh chóng được ký kết. Phần mềm được định giá 5.000 USD (với chúng tôi khi đó là con số tốt lắm rồi, chúng tôi chỉ muốn chứng tỏ mình làm được các ứng dụng cho Vn). Tháng 1/1991 hệ thống đi vào hoạt động với một mạng 6 chiếc Olivetti PCS 286 và máy chủ M300, phần mềm được xây dựng trên FoxPro. Khi triển khai chúng tôi còn làm thêm phần kết nối với máy telex để nhận biết những đặt chỗ mà VnA chuyển cho các hãng hàng không khác khi nó quay về. Trên cả tuyệt vời, phần này lúc đầu không được đề cập trong hợp đồng đã ký.
Dự án này tôi còn đảm nhận công việc mà bây giờ chúng ta gọi là quản trị dự án và phần phân tích thiết kế ứng dụng. Dự án còn bao gồm cả phần quản lý tài chính của phòng vé. Đây là một trong số ít các dự án của FPT thành công về thời hạn và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Hệ thống này hoạt động được 2 năm cho đến khi được mạng toàn cầu GABRIEL2 thay thế. Bản thân tôi có được khá nhiều kinh nghiệm từ dự án đầu tiên này.
Sau này tôi còn tham gia hoặc chủ trì nhiều việc bán hàng khác. Về công nghệ đó là bán cặp máy mini IBM RS/6000 58H cho VCB (199) với những chiếc náy mini đầu tiên FPT đưa vào thị trường Vn, phục vụ cho ứng dụng mạng thanh toán SWIFT của VCB. Hoặc về hợp tác với đối tác nước ngoài như dự án Quản lý Vân tay Tội phạm AFIS (1995), dự án Hiện đại hóa ngân hàng Vn do WB tài trợ (2000-2001), hoặc dự án TABMIS của WB về Quản lý tài chính công (200). Sau này tôi hầu như không còn tham gia việc bán hàng nữa, chỉ đôi khi được gọi đi hỗ trợ. Lần gần đây nhất tham gia pre-sale về ERP với FIS cho khách hàng VMS. Mỗi lần như vậy, tôi vẫn học hỏi thêm gì đó cho kỹ năng mà tôi có được đầu tiên tại FPT.
Tôi cũng nghiệm ra rằng hiểu biết rõ khách hàng và sản phẩm là yêu cầu đầu tiên cần có với người đi bán hàng. Với khách hàng, không chỉ biết rõ nhu cầu, mà còn là năng lực của họ, từ năng lực tài chính cho tới cả năng lực sử dụng, vận hành của họ, năng lực ra quyết định và ai ra quyết định. Khi đó bạn mới có thể tư vấn cho họ nên mua cái gì. Luôn phải đứng ở vị trí của khách hàng mà tư vấn. Tất nhiên ẩn ở bên trong là lợi nhuận tối đa phải mang lại cho công ty. nếu vậy người bán cũng phải biết những rủi ro của phi vụ bán hàng, chẳng hạn nếu bạn bán một giải pháp phức tạp, rủi ro triển khai, vận hành không tốt sẽ dẫn tới không thu được tiền về.
Bán hàng là nghề đầu tiên tôi được học ở FPT. Tôi nghĩ rằng tôi vẫn còn có dịp sử dụng lại kỹ năng bán hàng vào một lúc nào đó. những con số triệu đô la doanh thu, các dự án đấu thầu thành công của bất cứ đơn vị nào trong FPT vẫn luôn mang đến cho tôi những niềm vui, cho dù tôi không tham gia vào việc bán hàng đó.
Gần đây tôi còn tham gia vào việc bán chính bản thân FPT. Một phần việc này sẽ được kể ở mục “Một thương vụ không quên”. Thú thực, bán cái này khó hơn bán hàng hóa và dịch vụ truyền thống, và nhất là khái niệm quota không có cụ thể ở đây.
Lãnh đạo
“Nếu đã làm lãnh đạo ở FPT, bạn có thể làm lãnh đạo ở bất cứ nơi đâu”Lãnh đạo là nghề tiếp theo mà tôi học được ở FPT.
Có bao giờ bạn hỏi rằng những ai có thể làm lãnh đạo? Trong FPT hẳn bạn đã biết về bài giảng Leadership Building hay L/M (Leader/Manager) mà anh BìnhTG (hoặc một trong các lãnh đạo của bạn) đã trình bày, đã phác họa tư chất lãnh đạo. Ví dụ, bài giảng của anh Bình nói rằng, nếu bạn biết đánh piano, bạn có khả năng làm lãnh đạo (không hiểu Đặng Thái Sơn lãnh đạo những ai đây?). Tôi chỉ biết tư chất kiểu đó chưa đủ, người lãnh đạo còn phải biết học hỏi nữa.
Lứa chúng tôi đa phần là các nhà khoa học, trước khi thành lập FPT làm ở các viện hoặc ở đại học, được đào tạo để làm khoa học. Một nửa số sáng lập viên FPT khi đó đã có bằng tiến sỹ. Chúng tôi đã học hỏi rất nhiều để có thể lãnh đạo FPT, cùng bao CBnV khác làm nên một FPT hôm nay. Và người luôn đi đầu trong việc học đó chính là anh BìnhTG. Rất nhiều lý thuyết, sáng tạo về công tác lãnh đạo ở FPT là do anh Bình khởi xướng như: học tập các tập đoàn đa quốc gia, chiến tranh nhân dân, L/M, gene FPT,…
Đơn vị đầu tiên tôi phải làm lãnh đạo là ISC, chuyên sâu về kinh doanh tin học cho thị trường trong nước. Hồi đó FPT vẫn tiếp tục thực hiện các thương vụ với nước nga. Lúc đầu chỉ có chục người, đến cuối 199 khi tách thành nhiều trung tâm, ISC có khoảng gần 50 người. Trừ bán buôn (phân phối) khi đó FPT chưa có đ/k tham gia, ISC kinh doanh đủ thứ về IT, làm phần mềm, tích hợp hệ thống và bán lẻ. Từ chỗ chưa có thứ hạng ở thị trường Vn, đến cuối năm 199, cùng FPT HCM, ISC đã đưa FPT vươn lên vị trí hàng đầu về CnTT tại Vn khi đó. Chúng tôi cũng đã có những sản phẩm đáng nói đến như Hệ thống bán vé đăt chỗ cho phòng vé Quang Trung, ngân hàng bán lẻ SIBA, Telex Server,… Từ ISC nhiều lãnh đạo FPT đã trưởng thành lên như: Đỗ Cao Bảo, nguyễn Thành nam, Trương Đình Anh, Hoàng nam Tiến, Trần Quốc Hoài, nguyễn Khắc Thành, nguyễn Lâm Phương, Vũ Mai Hương, nguyễn Thu Hương (và rất nhiều anhh chị em khác). Bài học mà tôi có được ở ISC là phải có được một tập thể đồng tâm nhất trí, cùng sự kiên trì theo đuổi mục tiêu vươn lên vị trí hàng đầu mà chúng tôi đã đặt ra.
Sau bước tái cấu trúc về kinh doanh IT đầu năm 1995, FPT tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi mở ra thị trường phi tin trong nước (kinh doanh thiết bị phi tin), Phân phối sản phẩm IT và điện thoại di động, Internet (rộng ra là viễn thông), XKPM, Đào tạo CnTT. Đến 2002, FPT được cổ phần hóa, rồi trở thành một tập đoàn, niêm yết trên thị trường chứng khoán như hôm nay với việc có thêm ngành truyền thông (media), thêm đại học FPT, thêm một số dịch vụ tài chính và bất động sản. Dù khó khăn thuận lợi khác nhau với từng loại hình, từng ngành nghề kinh doanh, nhưng thế và lực FPT có được ngày hôm nay ở Vn và bên ngoài Vn là nhờ một phần quan trọng do công tác lãnh đạo được chú trọng đặc biệt.
Cá nhân tôi được anh Bình giao cho hỗ trợ công tác quản lý FPT, cụ thể hơn về công tác chất lượng, tin học hóa, quan hệ cổ đông, và phụ trách các đơn vị phần mềm như FSS và FES. Tôi đã học được rất nhiều ở FPT về công tác lãnh đạo, và trực tiếp từ anh BìnhTG. Và các điều đó đã được đúc kết trong lý thuyết Leadership Building.
Định hướng đúng và kiên quyết theo đuổi mục tiêu là một yếu tố mang lại thành công của FPT. Ví dụ là việc chuyển trọng tâm sang kinh doanh tin học trong khi phần thương mại với LX đang thuận lợi, tham gia thị trường phân phối, kiên trì XKPM trong nhiều năm khó khăn, nhắm tới thị trường giáo dục là những ví dụ cho điều này.
Xác định rõ vai trò và chú trọng cân đối giữa L và M trong đội ngũ lãnh đạo FPT cũng là một bài học quý giá. Duy trì và phát triển bộ gene FPT (Sâu – Sáng – Tuyệt – Thông – Phong: Triết lý sâu sắc – Lãnh đạo sáng suốt – Quy trình tuyệt hảo – Thông tin thông suốt – Phong trào mạnh mẽ) trong toàn hệ thống là bài học tiếp theo. Cuối cùng việc tạo ra một môi trường dân chủ, sáng tạo ở mỗi đơn vị và việc luôn chú trọng đào tạo đội ngũ kế cận cũng là những điều tôi đã học được từ thực tế FPT.
Làm lãnh đạo ở FPT không dễ, với những con người cá tính và năng động, trong một môi trường dân chủ và sáng tạo. Bạn cần phải biết vươn lên học hỏi không ngừng, phải luôn gương mẫu và chí công trong công việc. Tôi rất mừng là biết bao người FPT đã vượt qua được những thách thức đó để trở thành những cán bộ lãnh đạo tài năng của FPT hôm nay.
Và tôi hy vọng rằng những cán bộ tài năng đó sẽ đưa FPT vượt qua những khó khăn to lớn đang diễn ra ngay trước ngày FPT tròn 20 tuổi.
Chất lượng
“Chừng nào QA chỉ là việc của cán bộ QA, khi đó FPT chưa là công ty có chất lượng”Chuyện kể rằng vào năm 1990, khi FPT gửi hàng máy tính PC sang LX, khi xuất kho ở công ty là một số, lên đến nội Bài là một số khác, khi nhận hàng ở Matxcơva lại là một số khác nữa.
Bọn ISC bán hàng toàn ghi tay những số liệu giao dịch vào các tờ giấy, hoặc nhớ trong đầu, cuối tuần ngồi ráp các con số lại, nhiều hôm vênh váo số liệu bóp óc đến tận hôm chủ nhật vẫn không ra. Khi giải thể ISC, chúng nợ công ty một đống tiền. Tiến béo nhập hàng về, để đầy ở hành lang trụ sở Yết Kiêu (trụ sở FPT thời kỳ 199 – 1995) rồi bán dần. Khi có kho hàng tử tế thì kiểm kê hụt đâu gần 20 máy. Thế nhưng kinh doanh vẫn tốt, chẳng sao cả. Cho đến khi sau lễ kỷ niệm 10 năm FPT 1998, lãnh đạo FPT quyết định mở hướng XKPM, công tác chất lượng mới được đặt ra một cách nghiêm túc, vì rằng khi khi đi Ấn Độ thăm quan, công ty nào cũng có chứng chỉ ISO và CMM.
Đầu năm 1999 công ty quyết định triển khai dự án lấy chứng chỉ ISO với Hùng Râu là Quản trị dự án và tôi là Giám đốc dự án (theo ngôn ngữ sau này). Khi đó môn ISO mới lắm với FPT, chỉ có Hùng Râu nghiên cứu chi tiết và hiểu được. Cả năm 1999 Hùng Râu đã dành cho dự án quan trọng này và để tại lễ hội đón năm 2000, anh được nhận Huân chương của FPT3.
Ban đầu tôi học ISO chủ yếu qua Hùng Râu. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với nhau, tôi nặng phần đảm bảo nguồn lực cho dự án. nhưng cũng có lúc chúng tôi không thống nhất được với nhau. Ví dụ việc tách sổ tay mobile và sổ tay phân phối, lừa lúc tôi đi công tác ở Mỹ, Hùng Râu đồng ý với việc tách này, chủ yếu do cán bộ ISO hai đơn vị FDC và FMB không làm việc được với nhau. Bạn thử hình dung xem, nếu như FDC và FMB
hợp nhất thành Tổng công ty Phân phối FPT thì sẽ như thế nào? Hiển nhiên lúc đó chỉ cần duy trì một số tay phân phối là đủ.
Một người khác mà tôi cũng học hỏi được rất nhiều, nhất là phần đánh giá ISO, là anh Trần Tuấn Dũng, Giám đốc BVQI Vn. Anh là trưởng đoàn đánh giá FPT lấy chứng chỉ ISO. Theo phân công tôi đi cùng anh trong 2 ngày đánh giá. Tôi đã học được rất nhiều về ISO và cách đánh giá ISO trong 2 ngày này. Thậm chí quân FPT vốn cãi khỏe không muốn nhận các nC, tôi phải can thiệp để họ nhận ra việc chưa tuân thủ và bớt cãi lại đoàn đánh giá. nhờ những kinh nghiệm của 2 ngày này mà tôi đã làm tốt công việc trưởng đoàn đánh giá nội bộ cho FPT HCM, mà kết quả sau 2 ngày đoàn đã tìm ra gần 00 nC/nX.
Hệ thống chất lượng của FPT thay đổi không ngừng, đúng như tinh thần của các chuẩn mới yêu cầu. Năm 2005, sau 3 năm cổ phần hóa, hệ thống được nâng cấp thành phiên bản cổ phần hóa, với việc mở rộng các đối tượng của hệ thống cho cổ đông, nhân viên, lãnh đạo và cộng đồng. Hiện nay hệ thống đang được nâng cấp lên phiên bản mới, phiên bản 2008 với việc cấu trúc lại toàn bộ hệ thống tài liệu chất lượng, đổi thành hệ thống quản trị FPT áp dụng cho cả tập đoàn với rất nhiều thành viên, trong đó chính FPT cũng chỉ là một thành viên của hệ thống quản trị. Phiên bản 2008 được gọi là phiên bản tập đoàn FPT. Việc nâng cấp lần này không chỉ có ý nghĩa thực tế cho FPT, mà còn có một ý nghĩa học thuật nhất định. Hệ thống trở nên đồ sộ hơn, nhưng cấu trúc chặt chẽ hơn và đặc biệt dễ sử dụng hơn cho bất cứ thành viên nào của FPT mà đã, đang và còn sẽ mở rộng nhiều ngành nghề, nhiều chuẩn chất lượng hơn nữa.
Có những kỷ niệm khó quên với nghề QA. Đó là việc chúng tôi hoàn thành sổ tay lắp ráp máy tính chỉ trong 3 ngày. Hồi ấy, 8/2002, Elead mới ra đời, cần gấp chứng chỉ ISO để có thể vào được các dự án lớn. FPT HCM yêu cầu tôi vào công tác 1 tuần để trực tiếp chỉ đạo cùng làm việc này. Tôi đã làm ngược lại, yêu cầu Quang (cán bộ phụ trách Elead) và Hồng Hà (mới về FPT HCM phụ trách công tác QA) ra Hà nội, vì tại Hà nội chúng tôi có FQA và cả ban thư ký mà tôi có thể điều động được. Trong vòng 1 ngày, chúng tôi đã dựng được tất cả các quy trình cho quá trình lắp ráp máy tính, và tham chiếu các tác nghiệp khác tới ISO đã có. Các chi tiết còn lại được thực hiện trong 2 ngày sau đó. Có lẽ đó là kỷ lục mà chúng tôi đã lập được với hệ thống ISO FPT, tiếc là hệ thống Guiness không ghi nhận về ISO. Đây cũng là lần đầu tôi cũng làm việc trực tiếp với Hồng Hà, và quan hệ đồng nghiệp của chúng tôi vẫn còn tiếp tục đến ngày hôm nay.
Một dự án mà triển khai đến hôm nay chúng tôi vẫn chưa đóng được, dự án “Đo đạc năng lực quản trị”. Thực ra phiên bản đầu tiên của bộ chỉ số quản trị (sản phẩm của dự án) được hoàn thành vào cuối 2007, sau 18 tháng triển khai. Đây là dự án liên quan tới tất các các ban đảm bảo (BA), dự án bị chậm rất nhiều lần (lúc đầu chỉ dự kiến triển khai trong 6 tháng). Lãnh đạo FPT muốn đo và chấm điểm các đơn vị về quản trị. Sau khi thử nghiệm cho 2007, sang 2008 nhiều ban lại đưa ra cách đo khác, nên nói rằng vẫn chưa đóng được là vì thế. Với tôi chỉ đạo việc xây dựng các chỉ số quản trị này còn khó hơn cả làm luận văn tiến sỹ khi xưa. Cái khó là mỗi lĩnh vực quản trị thì cái gì là đặc trưng? Và cái đặc trưng đó có đo được hay không, nếu đo được thì chuyển thành điểm thế nào để xắp xếp các đơn vị? Chỉ số vốn cộng đồng do ĐạtPP đưa ra, tổng hội biến thành một công thức loằng ngoằng (mà chắc cũng do ĐạtPP tư vấn, chứ sức mấy mà tổng hội biết đến công thức có nhiều cấp Σ). May mà tôi đọc kỹ và đã phát hiện ra có sự trùng lặp dẫn tới công thức bị sai. Một cái khó nữa là các chỉ số đo được không chỉ ra một cách cụ thể rằng đơn vị phải cải tiến công việc thế nào để có điểm cao hơn. nếu tôi không làm ở FPT từ đầu, không là một người đã được đào tạo về toán học thì rất khó mà có thể lãnh đạo dự án này. ngay việc từ số đo chuyển thành điểm số cũng không đơn giản cho nhiều người.
Một dự án quan trọng khác với FPT mà tôi tham gia chỉ đạo cũng bị muộn rất nhiêu, dự án nâng cấp hệ thống ERP lên môi trường Oracle EBS. Giai đoạn một của dự án mới nghiệm thu cách đây ít ngày sau khi bị muộn đến 15 tháng. năng lực triển khai của bên B (FIS ERP) không đủ tầm với yêu cầu của dự án, đây cũng là dự án ERP quy mô lớn đầu tiên ở Vn mà FIS phải thực hiện. Tôi buộc phải tham gia trực tiếp thiết kế kế toánđồ của hệ thống, cả FIS ERP và FPF đều không nắm bắt đầy đủ quy mô kinh doanh và nhu cầu quản lý của FPTtrên quy mô tập đoàn. Một thời gian dài hệ thống chạy không ổn định, đặc biệt vào những ngày đầu tháng tiến hành đóng sổ, nguyên nhân không rõ tại sao, kể cả các chuyên gia Oracle cũng không phát hiện ra. Rồi một hôm một cán bộ phụ trách hệ thống tình cờ phát hiện ra tham số bộ nhớ của hệ điều hành được đặt ở chế độ mặc định của Oracle EBS, mà đúng ra phải được để lớn hơn nhiều với hệ thống FPT (các máy chủ đã được trang bị bộ nhớ rất lớn). Sau khi hiệu chỉnh tham số này, cộng với sự chỉ đạo kiên quyết của tôi tách hệ thống báo cáo ra khỏi hệ thông giao dịch (sử dụng riêng nhiều server chạy báo cáo cho từng khu vực Hn và HCM), cũng như yêu cầu tối ưu (viết lại) các báo cáo hay được sử dụng hệ thống đã chạy ổn định và phục vụ tốt cho sự phát triển của cả tập đoàn. Đến hôm nay hệ thống phục vụ đến 6 mức phân cấp tổ chức, cho 6 công ty thành viên
(con số chắc chắn không dừng ở đây). Mới đây đến dự sơ kết 6 tháng đầu năm 2008 ở FSOFT, tôi nhận thấy hầu hết các báo cáo mà FSOFT chuẩn bị trên excel thực ra đều có thể xây dựng được từ ERP của FPT. Việc cần làm tiếp theo là khai thác hết khả năng của hệ thống này, việc mà giai đoạn 2 của dự án nâng cấp đã bắt đầu được ít tháng.
Đề cập đến những dự án bị chậm chỉ là điều mà tô muốn nói với các bạn FPT rằng, kỹ năng QA ở FPT tuy đã có những thành tích to lớn nhưng vẫn còn rất lâu mới đạt được như các nước phát triển. Ý thức tuân thủ vẫn còn chưa đến mức tự nguyện, hay độ trưởng thành về QA đang còn rất thấp. Việc chỉ ra những sai sót trong tác nghiệp và cải tiến quy trình chất lượng chỉ được tiến hành khi có đánh giá, và chỉ do những cán bộ QA thực hiện, trong khi bất cứ cán bộ FPT nào cũng có thể làm việc này, vào bất cứ thời điểm nào. người FPT vẫn chưa thích đánh nC và chưa chịu nhận ngay NC. Các bạn cần hiểu rằng có nC cũng là tốt, không có NC mới là vấn đề. Các dự án hầu như đều bị chậm và không đạt chất lượng. nhiều lãnh đạo không chú ý tới công tác QA, thường khoán trắng cho cán bộ QA. Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm với hệ thống quản trị của FPT, nó riêng với việc quản trị các dự án cả trong FPT lẫn bên ngoài cho khách hàng.
Tuy nhiên, cá nhân tôi đã học được rất nhiều về QAvà đây cũng là một nghề quan trọng mà tôi may mắnhọc thêm trong những tháng năm ở FPT.
Phiên dịch
“Đừng bao giờ nghĩ rằng phiên dịch là một nghề dễ dàng”
nói phiên dịch là một nghề với tôi thì không đúng, nhưng nói là một kỹ năng tôi vô tình có được trong khi khi làm việc tại FPT thì lại là không sai.
Phiên dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thì tôi không có làm nhiều, cho dù đã từng phải đi dịch hội thảo về IT và banking cho đối tác nước ngoài, hoặc phải dịch cho dự án TABMIS cho Bộ Tài chính. Cái mà tôi muốn nói tới là kỹ năng dịch tiếng Việt ra tiếng… Việt.
Bạn đừng nghi ngờ vào cách nêu vấn đề của tôi. Đầu tiên tôi thường xuyên bị TiếnLQ, do ở ngay phòng bên cạnh, lôi vào dịch hộ một khi anh ta làm việc cùng với một cán bộ kỳ cựu của FIS lại rất giỏi về chuyên môn. Anh ta nói chừng 10 phút thì Tiến gọi tôi sang hỏi câu chuyện là cái gì vậy, và tôi thường trình bày lại chừng 15 giây cùng nội dung câu chuyện đó nhưng Tiến hiểu được ngay. Rồi phải dịch giữa FPT và đối tác, ví dụ như giữa đội dự án Solomon của FPT và của đối tác triển khai PWC Vn. Đúng ra khi triển khai dự án Solomon (năm 2000), tôi là giám đốc dự án của FPT, nhưng khi trục trặc hai đội cãi nhau, vốn không bên nào chịu bên nào, thì tôi ngẩn tò te vì họ toàn cãi nhau về nội dung kế toán. Bực mình tôi lôi một cuốn sách đại cương về kế toán ra đọc. Không hiểu thì đi hỏi giáo sư TùngND, rồi cũng nắm được bản chất của môn kế toán để phiên dịch cho hai đội kia không phải cãi nhau dài dòng nữa mà cần có một quyết định hành động. Tất nhiên tôi có chút lợi thế là đại diện cao nhất của khách hàng nên cũng hay bắt nạt được đội PWC.
Một phần quan trọng sử dụng kỹ năng phiên dịch là “dịch” cho các bên nội bộ FPT. Cho đến hôm nay tôi phải đau lòng công nhận là sau chừng ấy năm ở FPT, các việc, các dự án liên bộ phận trong FPT vẫn được tiến hành rất kém do các bên không hiểu nhau, không chịu nhau. Và đó là lúc tôi thực thi chức năng “phiên dịch” của mình. Rất nhiều khi một nội dung công việc không được trình bày mạch lạc, ngay mục tiêu của công
việc đã không rõ, chưa nói đến các lập luận khác. Thông thường tôi trình bày lại ý tưởng của mỗi bên, hướng nó vào mục tiêu chung, rồi cùng tìm ra giải pháp cho mỗi bên. Không biết có phải do tôi ở vị trí cao hơn các bên, hoặc tôi luôn công tâm trong công việc mà những lần như thế, tôi làm việc phiên dịch khá suôn sẻ. những lúc như thế, còn hơn cả phiên dịch, tôi phải làm chức năng đào tạo (cách ra các quyết định, các hành động phù hợp, nhanh chóng), hoặc làm chức năng trọng tài (phân tích đúng sai pháp lý của mỗi bên, chỉ ra sự thiếu hợp tác hoặc cục bộ địa phương không vì lợi ích chung của một bên nào đó).
Đành rằng đây là việc bất đắc dĩ phải làm, nhưng kiểu phiên dịch này cũng là một kỹ năng lý thú mà tôi đã học được, và vận dụng nó vào rất nhiều trường hợp ở FPT.
Tư vấn
“Làm nghề tư vấn tư vấn khó hay dễ? Câu trả lời của tôi: rất khó mà cũng rất dễ”
Tôi cũng học được nghề tư vấn khi làm việc ở FPT, một nghề rất mới mẻ.
Cảm giác đầu tiên có được về tư vấn là vào năm 1991 khi tôi làm việc với các managers của Pacific Airlines về hệ thống đặt chỗ bán vé. Lúc đó mới kết thúc dự án của phòng vé Quang Trung, chúng tôi muốn triển khai hệ thống như thế cho các phòng vé của Pacific Airlines (PA). FPT HCM liên hệ và tôi đã bay vào gặp gỡ ban lãnh đạo của PA. Với kinh nghiệm của dự án phòng vé Quang Trung, tôi trình bày hệ thống đặt chỗ bán vé một cách khá xuôn xẻ, trả lời hầu hết các câu hỏi của họ, rất có “mùi” hàng không. Không những thế, mỗi thành viên của PA mà tôi gặp hôm đó chỉ phụ trách một mảng công việc, còn tôi thì trình bày cả hệ thống. Tôi dễ dàng thuyết phục được họ về lợi ích của việc triển khai hệ
thống đặt chỗ bán vé cho PA. Kết quả là sau đó hợp đồng với PA được ký kết rất nhanh chóng. Rất tiếc hồi đó tôi chưa có kiến thức kế toán và quản trị doanh nghiệp, nếu không hợp đồng có thể còn lớn hơn nữa.
Từ đó tôi hiểu muốn tư vấn tốt bạn cần hiểu rõ đối tượng tư vấn, năng lực, hoàn cảnh của họ thế nào, vấn đề họ quan tâm là gì. Sau đó bạn cần hiểu biết sâu sắc lĩnh vực họ quan tâm và có một kỹ năng tốt trình bày và thuyết phục. Bạn luôn nêu được vấn đề ra, dẫn dắt đối tượng với những phân tích, những lập luận sắc bén. Để cuối cùng đưa ra những lời khuyên thích hợp, những lựa chọn bổ ích. Trong những cái kể trên, tôi cho rằng hiểu biết sâu một chuyên ngành vẫn là khó nhất, mất nhiều thời gian nhất. Tiếp theo là kỹ năng phân tích, một nhà tư vấn trước hết phải là một nhà phân tích giỏi. Tư vấn trong nội bộ FPT là khá khó khăn. Người FPT biết nhiều, hay phản biện và khá thực dụng. Tôi và nhiều người khác (cả trong và ngoài FPT) đều đã biết đến sự khó khăn này trong việc tư vấn cho FPT. Thậm chí đã thất bại hoặc phải tư vấn rất nhiều lần mới thành công. Dự án nâng cấp hệ thống ERP là một ví dụ, phải mất khá nhiều thời gian thuyết phục các lãnh đạo liên quan ở FPT mới có được quyết định triển khai, mặc dù giá trị của nó rất dễ nhận thấy.
Gần đây tôi thường tham gia tư vấn nhiều về tin học hóa cho các Dn, cho một số bộ ngành. Không phải lúc nào những gì tư vấn cũng được chấp nhận, hoặc được chấp nhận nhưng không được triển khai vì nhiều lý do khác nhau. Dù sao tôi vẫn thích thú với công việc này vì đó là những tư vấn cụ thể và có ích. ngoài ra dựa vào kinh nghiệm của FPT và một số nơi khác, tôi cũng tham gia tư vấn thêm về hệ thống chất lượng, về quản
trị doanh nghiệp.
Nhu cầu công việc đòi hỏi nhiều bạn trẻ ở FPT phải làm nghề tư vấn. Các bạn cần kiên trì học hỏi để làm tốt nghề này. nó không dễ, nhưng cũng không quá khó. Tôi sẵn sàng chia sẻ cũng các bạn những kinh nghiệm đã có.
Truyền thông
“Hữu xạ tự nhiên hương là chưa đủ với nền kinh tế thị trường”
Tôi không làm chuyên về truyền thông trong FPT, mà chỉ tham gia một phần, do vậy cũng học được ít nhiều về cái nghế khá mới mẻ này.
Chỉ đến khi trở thành tập đoàn kinh tế, hoạt động đa ngành nghề, FPT mới thực sự đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Với tôi, sau khi FPT niêm yết trên sàn, được phân công phụ trách Ban Quan hệ cổ đông, tôi mới thực sự tham gia công việc truyền thông.
Câu châm ngôn “Hữu xạ tự nhiên hương” có vẻ như chưa đủ trong nền kinh tế thị trường sôi động mà VN đã bước vào nhiều năm qua. Chúng ta vỡ dần ra những khái niệm thương hiệu, những chỉ số top of mind, những dấu hiệu nhận biết, mới biết đến giá trị và vai trò của media.
Với tôi lần đầu tiên thực sự động chạm tới truyền thông là tham gia chuẩn bị trả lời các câu hỏi phục vụ cho anh Bình trả lời trực tuyến trên VnExpress khi cổ phiếu FPT bị tụt giá và nhiều dư luận không tốt về FPT xuất hiện khá nhiều trên media 8/2007. Sau đó việc này được lặp lại cho Đại hội đồng Cổ đông FPT 2008, không chỉ chuẩn bị cho các câu hỏi sẽ có, mà còn là những tài liệu phục vụ đại hội, là nội dung chương trình, là cách điều hành đại hội. Tôi cũng thường xuyên hàng quý tiến hành gặp gỡ báo giới và các nhà đầu tư để công bố kết quả hoạt động kinh doanh cũng như trao đổi với họ xung quanh mọi vấn đề của FPT. Trong những lúc như vậy, phải luôn luôn cẩn thận phân tích các tình huống, các câu hỏi có thể xảy ra, để chuẩn bị sẵn nhưng nội dung trả lời phù hợp. Tư duy toán học thường hay giúp tôi tìm ra cách trình bày hợp lý nhất, với những lý lẽ dễ được chấp nhận nhất từ phía đối tượng truyền thông. Ngay với những vấn đề khó khăn như nhiều thành viên HĐQT cùng bán một lượng lớn cổ phiếu ra thị trường trong một thời điểm, hay như việc FPT điều chỉnh quy mô doanh thu và nhân sự khi có biến động mạnh trên thị trường tài chính tiền tệ, cách làm trên đã có những kết quả tốt. Tôi quen dần với những cách đối đáp như vậy, luôn sẵn sàng đi thẳng vào từng vấn đề, không né tránh (một khi mà hầu hết chuyện ở FPT thiên hạ đều biết tường tận), đặt mình ở vị trí người đối thoại để tìm ra các lý lẽ trả lời, thuyết phục họ hãy thử ở vị trí của FPT để họ dễ chấp nhận hơn các lý lẽ kia. ngoài ra việc nắm rõ các sự kiện, các con số sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra các lỹ lẽ dễ chấp nhận. Với các nhà báo, bạn cũng cần tỉnh táo vì mỗi câu hỏi của họ đều có thể chứa đựng những điều tiếp theo để hỏi mà thường là bạn không muốn thêm câu hỏi, nếu bạn không biết cách trả lời để đóng câu hói đó lại.
Không chỉ có truyền thông với bên ngoài, tôi cũng thường tham gia công tác truyền thông nội bộ. Thông thường là khi phục vụ cho công việc của mình tôi hay sử dụng báo Chúng ta để làm công tác truyền thông. Tự viết bài gửi đăng, hoặc yêu cầu các cộng sự viết bài, vì cũng khó nhờ cậy ai bên ngoài làm được như mình muốn. Tôi cũng hay động viên, yêu cầu nhiều cán bộ trong FPT tự làm truyền thông nội bộ để phục vụ công việc của mình.
Một trong các đối tượng truyền thông là các nhà đầu tư. Làm việc với họ tôi cũng hiểu được nhiều hơn về giới đầu tư, về cách thức họ đầu tư vào FPT cũng như vào các cổ phiếu khác. Trong đó có một kỷ niệm rất khó quên mà tôi muôn kể lại để chia sẻ cùng các bạn dưới đây.
Một thương vụ không quên
“Có những việc ta làm mà chẳng thể hiểu ngay được ý nghĩa của nó”
Đó là vào khoảng tháng 9/2006, FPT đang chuẩn bị lên sàn. Cách thức chung trước khi lên sàn là cần mời chào được các nhà đầu tư lớn (hoặc còn được gọi là chiến lược) trở thành cổ đông của công ty, như vậy khi lên sàn cổ phiếu sẽ có giá trị hơn. FPT cũng đang nhờ một ngân hàng làm tư vấn việc này. Hợp đồng tư vấn sắp ký đến nơi rồi thì bằng một kênh khác, hai nhà đầu tư lớn của Mỹ đặt vấn đề muốn tìm hiểu và mua cổ phiếu của FPT. Thế là FPT đành tìm cách thoái lui hợp đồng tư vấn kia, một việc không dễ dàng vì ngân hàng nọ là ngân hàng rất lớn. Thời gian không có nhiều vì FPT cần lên sàn trong 2006. Chẳng cần mời Big Four vào đánh giá FPT như thông lệ hay làm, các nhà đầu tư đã thuê một ngân hàng đầu tư quốc tế vào đánh giá FPT. Sau gần một tháng quần thảo cùng các cán bộ tài chính và lãnh đạo của FPT, công việc đánh giá hoàn tất và các nhà thương thuyết có thẩm quyền của họ vào đặt vấn đề mua 10% cổ phiếu FPT bằng cách phát hành thêm cổ phần. Họ rất có kinh nghiệm trong các thương vụ kiểu này, còn với FPT là hết sức mới mẻ. Trên bàn đàm phán họ luôn ở thế trịnh thượng, đại gia và nhiều khi có thái độ coi thường FPT, kể cả vị chủ tịch đáng kính của chúng ta. Anh em FPT tức lắm, chỉ muốn choảng nhau bằng nắm đấm. Giai đoạn một đàm phán kết thúc, mỗi bên ra một giá và khoảng cách là khá lớn. nghỉ chừng một tuần, đội bạn đổi người đại diện thương thuyết cho giai đoạn hai, tôi được phân công đại diện cho FPT (giai đoạn một tôi chỉ là thành viên không thường xuyên).
Thực ra lúc ấy tôi cũng chẳng có kinh nghiệm gì về mua bán cổ phiếu, định giá công ty cả, nhưng tôi là người phù hợp nhất khi đó làm đại diện. Thế là chúng tôi quần nhau 2 tuần liền với đội bạn. Đội FPT chủ yếu là tôi, Thế Phương (bây giờ là kế toán trưởng FPT) và Tuân (hiện nay là Giám đốc FPT Securrity HCM). Tất nhiên tôi luôn trao đổi với anh BìnhTG và TiếnLQ qua điện thoại hoặc hội ý riêng. Vừa đàm phán giá vừa phải hoàn thiện hợp đồng mua bán. Trước tiên tôi phải làm quen với Luật Doanh nghiệp và các thông tư nghị định đi kèm. Tiếp theo là biết cách làm việc với luật sư, mỗi bên thuê luật sư riêng và lần đầu tiên FPT thuê công ty luật nước ngoài. Tay luật sư của đội bạn là một anh chàng người Pháp rất khó chịu, luôn tìm các chi tiết nhỏ nhặt mà FPT có thể chưa tuân thủ để tấn công. Tôi cũng không vừa, choảng lại mấy lần nhờ chạy ra ngoài đọc lại Luật Doanh nghiệp.
Giữa giai đoạn hai, cuộc đàm phán lại bế tắc về giá, dù đã xích lại gần nhau hơn trước. Hai bên đã quyết định dừng việc đàm phán. nhưng do đều vẫn muốn mua và muốn bán, cuộc đàm phán được nối lại. Giá cả được chốt lại. nhưng các chi tiết của hợp đồng mua bán thì rất nhiều và phức tạp và thường do đội bạn soạn thảo trước. Thực sự là một cuộc đấu trí dai dẳng suốt 2 tuần, nhiều hôm chúng tôi dừng công việc khi đã gần 12h đêm.
Tôi xin kể một chi tiết mà tôi sẽ rất khó quên. Luật sư đội bạn yêu cầu tất cả các cổ đông hiện hữu của FPT viết cam kết đồng ý từ chối quyền mua 10% cho đợt phát hành cổ phần sắp tới và nhường quyền mua đó cho các nhà đầu tư. Tôi hỏi rằng có thông lệ ở đâu như vậy không? Thông thường đại hội cổ đông thông qua nghị quyết bán ra 10% cổ phần cho các nhà đầu tư là đủ. Lớ ngớ thế nào tay luật sư của FPT cũng nói rằng mỗi cổ đông FPT phải tự viết bản cam kết kia mới hợp lệ. Tôi bực quá bèn nói: “Xin cám ơn các luật sư đã hỗ trợ chúng tôi về pháp lý, nhưng một khi các vị có cùng ý kiến thì chúng tôi, người mua và người bán, sẽ nói chuyện trực tiếp với nhau mà không cần các vị nữa”. Đội bạn không phản đối ý kiến của tôi. Thế là hai luật sư ngồi im nghe chúng tôi trao đổi. Có lẽ đội bạn cũng thấy yêu cầu này là quá đáng nên đồng ý gác lại để trao đổi với cấp trên của họ. Tất nhiên sau này mọi việc diễn ra đúng như đề xuất của FPT. Tôi cũng không hiểu sao lúc đó dám yêu cầu các luật sư đừng tham gia thương thuyết nữa.
Ngày cuối cùng, 12/10/2006, anh BìnhTG trực tiếp tham gia từ buổi chiều để chốt lại các điểm cuối cùng. Đúng h sáng ngày 13/10/2006 anh BìnhTG và hai đại diện của hai nhà đầu tư đặt bút ký kết hợp đồng. Trước khi đi ngủ tôi kịp gửi email cho HĐQT với nội dung: “Hợp đồng đã được ký. Vốn chủ sở hữu của FPT đã được tăng gấp đôi”. Đúng 9h sáng ngày 13/10/2006, tôi và anh Bình, Tuân vẫn đến dự Đại hội đồng Cổ đông bất thường thông qua việc phát thành 10% cổ phần cho hai nhà đầu tư. Đây cũng là đại hội (có lẽ là duy nhất) được tổ chức ở cả Hn và HCM qua video conference, theo ý muốn của hai nhà đầu tư cho thêm tính hợp lệ của đại hội. Riêng tổ chức được đại hội này, đội FIM và FOX đã phải vất vả quần quật nhiều đêm mới xong việc.
Đúng hai tháng sau, ngày 13/12/2006, FPT chính thức niêm yết tại Sàn giao dịch Chứng khoán HCM.
Thương vụ bán cổ phần cho hai nhà đầu tư đã cho tôi nhiều bài học. Trước hết tôi hiểu được ý nghĩa của hoạt động tài chính, hiểu được giá trị của cổ phần, cổ phiếu. Sau nữa hiểu biết và kỹ năng về luật pháp của tôi được tăng lên. Cuối cùng kỹ năng thương thuyết đàm phán của tôi cũng được nâng cao hơn, đúng hơn tôi đã thấy được đó là nghệ thuật chứ không còn đơn thuần là kỹ năng.
Phong trào
“Ôi cuộc sống đâu chỉ có cơm ăn và áo mặc, cuộc đời này còn có những cuộc chơi”
(Mô phỏng lời bài hát “Mùa xuân bên cửa sổ” của nhạc sỹ Xuân Hồng)
Tôi không tham gia nhiều về phong trào tinh thần của FPT. Tôi không thuộc loại người hăng hái về việc phong trào, ngoại trừ thể thao. Hát hò kiểu Stico thì cũng vừa phải, đặc biệt không thể sáng tác hay truyền bá được như Thành nam, Khắc Thành, Hưng Đỉnh.
Tôi yêu thích thể thao từ bé, và hay chơi một số môn. Tôi còn theo dõi các sự kiện thể thao với một niềm say mê. Hè 1976, khi đang còn là sinh viên ở LX, nhiều thời gian nên tôi đã ôm tivi xem hết cả giải Olympic thế giới năm ấy được tổ chức ở Montreal, Canada. Làm ở FPT khá bận rộn nhưng không vì vậy mà tình yêu thể thao của tôi bị vơi đi. Và tôi tham gia phong trào thể thao của FPT, mà chủ yếu là bóng đá một cách khá tự nhiên (với tôi thể thao chia ra làm hai: bóng đá và những môn còn lại). Tôi vừa tham gia xây dựng, duy trì phong trào bóng đá ở FPT, vừa trực tiếp ra sân thi đấu cùng anh em trong mầu áo đội HO. Đã không ít lần tôi bị đốn ngã trên sân, thậm chí bị thương phải ra khỏi sân, mặc dù các cầu thủ đều biết tôi là ai. Tôi cũng đã ghi được nhiều bàn thắng, có trận lập hattric vào lưới đội FIS ở giải vô địch FPT 1998, hay có trận làm thủ môn nhưng lên ghi bàn vào lưới đội FSS, giải thu đông 2001. Ở sân mini giai đoạn 2000 – 2003 đội HO thực sự là một thế lực nghiêng ngả cùng các anh tài khác như FSOFT, FIS,.. (gần đây HO vẫn còn có tiếng trên sân 11 người nhưng thực ra lực lượng chủ yếu lại là TPBank hay FSC).
Khó có môn thể thao nào được ưa chuộng và duy trì lâu bền ở FPT như bóng đá, cho dù đó là ở HN, HCM, hay gần đây ở Đà nẵng. Các giải được tổ chức quanh năm, ở nhiều cấp độ trong tập đoàn, có khi mời cả đối tác, khách hàng. Mỗi một giải có đến vài trăm cầu thủ ra sân. Gần đây còn có cả bóng đá nữ. Đến năm 1999 tại HN chúng tôi tổ chức thành lập Liên đoàn bóng đá FPT (FFF), có điều lệ, có logo đầy đủ. Sau đó HCM cũng lập liên đoàn của mình. Ý tưởng chủ đạo mà tôi muốn đưa vào tổ chức bóng đá là quyền được ra sân của người FPT, tổ chức phải tạo điều kiện để lôi kéo tất cả những ai có thể đá được quả bóng là được ra sân thi đấu, nếu họ mong muốn ra sân. Tinh thần đó được duy trì trong thời gian đầu, phong trào khá sôi nổi, một phần chính các sếp như tôi, các anh TiếnLQ, HưngPNT, BảoĐC, Thành Nam, Khắc Thành, Tiến béo, TùngnD, Thái già,… ra sân đều đặn. Sau này phong trào mở rộng xuống các đơn vị thành viên, các sếp thì già nên phải treo giầy, cuộc sống hiện đại có nhiều yếu tố khác hấp dẫn thanh niên hơn nên phong trào không được như trước (ít nhất là ở Hn), mặc dù có tổ chức chuyên trách là Tổng hội tham gia. Trận chung kết Cúp 13/9 năm nay ở HN giữa FU và FSOFT chỉ lèo tèo cổ động viên, còn các sếp thì không thấy bóng dáng đâu như khi xưa. Tôi đã nhiều lần muốn rút khỏi FFF để anh em trẻ duy trì phong trào, nhưng chưa rút được vì anh em thấy vẫn cần có tôi tham gia, mặc dù lâu nay tôi không làm gì cụ thể cho phong trào.
Tôi tham gia rất ít công việc của Đoàn (khi trước) và Tổng hội (hiện nay), nhưng lại có một kỷ niệm lý thú của cá nhân tôi với Tổng hội. Tại đại hội thành lập Tổng hội, nhiều câu hỏi đặt ra là tổ chức này làm gì, chức năng nhiệm vụ, vị trí trong FPT ra sao? Tổng thư ký HảiTQ trình bày gần một trang giấy nhưng câu trả lời không sáng được bao nhiêu, kể cả có sự hỗ trợ của Chủ tịch BìnhTG. Tôi cũng thấy nên tìm câu trả lời cho
mọi người. Thế là tôi nảy ra hai câu ở dạng đối cho Tổng hội:
“Cộng đồng tự do luôn sáng tạo
Anh em đoàn kết tự sướng vui”
Là loại sáng tác để phục vụ nhiệm vụ chính trị nên câu đối còn nhiều cái chưa ổn về âm, về vế đối, nhưng tôi không cảm thấy phiền lòng vì ít nhất đã làm cho đại hội bớt phần bế tắc (dù rằng nếu thay chữ chung sáng tạo thì sẽ chuẩn hơn một chút). Vả lại tôi có là hội viên hội nhà văn đâu mà phải lo câu đối có chuẩn hay không.
Tôi nhận thức được hoạt động tinh thần, hay rộng hơn là văn hóa doanh nghiệp thực sự cần cho FPT. nó giúp cho công ty và cán bộ nhân viên gắn bó với nhau hơn, nó giúp cho cuộc sống người FPT phong phú hơn, đúng như một phần mục tiêu của Tầm nhìn FPT. Nó xứng đáng là một cấu thành của gene FPT. Việc duy trì nó là cần thiết trong tập đoàn ngày hôm nay và trong tương lai, dù rằng chúng ta phải nỗ lực rất nhiều một khi tập đoàn ngày càng lớn, ngày càng đa dạng ngành nghề, và nhiều cán bộ mới và trẻ hơn.
Lời kết
20 năm là quãng thời gian không ngắn. nó bằng cả thời gian Việt nam cần để thống nhất đất nước sau chiến thắng Điện Biên Phủ. nó dài hơn quãng thời gian mà cái tên Compaq tồn tại.
20 năm qua là 20 năm có ý nghĩa nhất đối với tôi, là quãng thời gian mà tôi có thể lao động, đóng góp nhiều nhất cho xã hội, cho gia đình và cá nhân. Đó là 20 năm tôi làm việc và trưởng thành ở FPT. Tôi được rất nhiều thứ từ FPT, trong đó có những điều tôi học được và chia sẻ cùng các bạn ở bài viết này.
Tôi biết ơn anh BìnhTG đã cho tôi cơ hội, cám ơn Anh và các bạn FPT khác đã hỗ trợ, đã chia sẻ, đã cho tôi kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng. Họ chính là những người thày thân thiết và đáng kính của tôi. Họ là phần quan trọng nhất trong tình yêu của tôi với FPT, một tình mãnh liệt, da diết và thủy chung. Tình yêu này chắc chắn còn tiếp tục 20 năm nữa. Và còn lâu hơn nữa.
Bùi Quang Ngọc
Tổng giám đốc FPT
Trích “Sử ký FPT 20 năm”.