FPT như tôi biết

15:16 06/06/2014

Những ngày đầu

Tôi có mặt trong đội quân FPT đến nay đã 18 năm có lẻ. Ấy là từ hồi những năm 1990, khi trụ sở vẫn còn đóng ở Giảng Võ. Thời đó, khi máy tính về, cả cơ quan, từ anh BìnhTG, anh NgọcBQ đều khệ nệ khuân vác.

Giai đoạn đầu FPT quan tâm đến rất nhiều thứ, nhưng phải đến năm 1991, FPT mới chuyên tâm vào các dự án về công nghệ thông tin (CNTT), mà trước đó chỉ dừng ở việc trao đổi. Dù những năm đầu, công nghệ thông tin chỉ là thứ yếu, tuy Công ty cũng có đội nghiên cứu về Linux, phần mềm dù chưa đi vào ứng dụng nhiều, bởi lúc ấy FPT sống chủ yếu bằng các dự án lớn của Đông Âu (do kiếm được nhiều tiền hơn).

Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
 - Sử ký FPT 20 năm.
Trung tâm Tin học ISC là tiền thân của FPT Software – một trong những đơn vị tuyển dụng lớn sinh viên FPT.

Những năm sau, FPT bắt đầu chuyển hướng và đến năm 1995, thực sự hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Từ đó, FPT có bước dịch chuyển từ một công ty thương mại sang một công ty công nghệ. Đây là quyết định kịp thời của FPT.

FPT quyết định thành lập Trung tâm Tin học ISC. Trung tâm này được hai cây đại thụ của ngành CNTT Việt Nam là anh Nguyễn Chí Công và anh Bùi Quang Ngọc dẫn dắt, dưới trướng có những chuyên gia rất giỏi như: Anh Thành Nam, Đỗ Cao Bảo và nhiều chuyên gia khác.

Việc thành lập Trung tâm Tin học kéo theo sự phát triển của các trung tâm FPT IS, Công ty Giải pháp Phần mềm FPT, FPT Software, Bán lẻ, Bảo hành… đem lại sự phát triển vượt bậc của Công ty.

Còn nhớ, thời kỳ đầu, nhiều năm liền FPT làm về công nghệ của NovenSE. FPT là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam phát triển công nghệ này. Từ NoveSE, FPT bắt đầu mò mẫm tìm hiểu, một thời gian sau đã trở thành đối tác số 1 của Microsoft tại Việt Nam và sau này thành đối tác Vàng của Cisco. Dự án công nghệ đầu tiên FPT làm với hãng Hàng không Việt Nam, rồi thử nghiệm mạng, viết những chương trình ứng dụng phần mềm. Tôi cùng anh Võ Mai đã mua một số thiết bị về thử nghiệm, cài đặt cho một số khách hàng, nhưng đó chưa phải là bước ngoặt thật sự của FPT.

Vào những năm 1996-1997, khi Việt Nam mở cửa, kết nối Internet, FPT tham gia vào việc tích hợp hệ thống mạng Việt Nam giai đoạn 1. Dự án do VDC làm chủ đầu tư còn FPT tham gia với cương vị là chủ thầu.

Tuy làm chủ đầu tư, nhưng thời điểm đó, công nghệ của FPT vẫn còn rất sơ khai, chưa có gì. Lúc đó ở FPT IS, tôi đã đứng ra ký hợp đồng hợp tác với các chuyên gia của các hãng và FPT chỉ là nhà tích hợp theo đúng nghĩa. FPT thuê các máy chủ của Nescape, firewall thuê hãng Raptor, Internet sever thì thuê Noscape. Tôi thường xuyên phải làm việc với các chuyên gia của hãng này và chuyên gia của FPT IS, VDC để thành một đội triển khai trong nhiều tháng. Lúc đó tôi là Giám đốc dự án này, ở dưới hỗ trợ, hậu thuận cho tôi gồm: Thịnh, Dương Dũng Triều, Ngô Quốc Dũng.

Dù thời gian triển khai ngắn khoảng 4-5 tháng, nhưng dự án lại được Chính phủ quan tâm đặc biệt. Liên tục các câu hỏi được đưa tới đội triển khai: “Tại sao không chạy?”, “Tại sao thế này?”, “Tại sao thế kia?”.

Sự sốt ruột của các lãnh đạo cấp trên cũng khiến anh BìnhTG như có lửa đốt. Trong phiên họp giao ban nào anh cũng hỏi đi, hỏi lại: “Tại sao lại chậm? Tại sao chưa được?”.

Biết anh BìnhTG nóng ruột, nhưng khi đó tôi cũng không biết giải thích với anh thế nào cho đúng căn nguyên của vấn đề: FPT là nhà tích hợp, nên vai trò rất quan trọng. FPT phải đứng ra phân giải “lỗi thuộc về ai”. Nếu không được, đội triển khai phải làm trực tiếp.

Nhiều khi sự chậm trễ lại không thuộc trách nhiệm của bất cứ bên nào, bởi nguyên do cổng ở bên Úc gặp sự cố nên lỗi đường truyền. Với dự án Internet Việt Nam, việc tranh cãi, phân định trách nhiệm là một câu chuyện rất dài. Đối với hãng Nortel, FPT không ký hợp đồng làm đại lý ở Việt Nam. Tuy nhiên, FPT vẫn trúng thầu với VDC.

Nortel khu vực châu Á đã gọi điện cho tôi rất nhiều lần, họ bảo: “Chúng tôi sẽ không hỗ trợ cho FPT vì FPT không có công nghệ, không có trình độ”, thậm chí buộc FPT phải để cho hai công ty là EIS hoặc One Ltd là đại lý của Nortel tại Việt Nam triển khai. Tôi kiên quyết từ chối. Tôi cùng với nhiều anh em là dân công nghệ FPT đã mày mò, nghiên cứu và triển khai thành công.

Dự án Internet Việt Nam có thể nói đã đánh dấu bước tiến về công nghệ của FPT, vì chúng ta được tham gia các dự án lớn. Quan trọng hơn, giới khoa học công nghệ Việt Nam đã được tiếp cận với công nghệ thông qua mạng Internet. Trước kia, những tài liệu về công nghệ phải photocopy lại, săn tìm trong các chuyến ra nước ngoài… nhưng từ khi có mạng đã rút ngắn rất nhiều công đoạn.

Hai năm sau, thời điểm năm 1999, FPT có triển khai lắp đặt hạ tầng mạng cho toàn ngành tài chính. Cài đặt IGX là thiết bị khó, FPT lại chưa phải là đại lý của Cisco nên không thể trực tiếp tiến hành cài đặt, FPT đành phải thông qua ITS. Quá trình đàm phán và thuê chuyên gia sang cài đặt là một câu chuyện dài. Sau này (năm 2004), FPT đã trở thành đối tác vàng của Cisco. Để trở thành đối tác vàng của Cisco, đội ngũ công nghệ của FPT IS đã phải chuẩn bị rất nhiều. Các nhân viên của FPT IS phải thi để lấy các chứng chỉ, trong đó có chứng chỉ hết sức quan trọng là CCIE. Lần lượt những Trần Tiên Phong, Vũ Anh Tú, Nguyễn Xuân Việt đã mang những chứng chỉ danh giá này về cho FPT.

Sau khi FPT IS trở thành đối tác vàng của Cisco vào năm 2004, đến năm 2005, tôi được giao nhiệm vụ mới, sang FPT Telecom.

Lửa thử vàng

Chân ướt, chân ráo, tôi về FPT Telecom khoảng tháng 11/2005. Lúc ấy, hạ tầng của công ty có nhiều vấn đề, báo chí thì đăng tải nhiều ý kiến phàn nàn về chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng. Lãnh đạo cấp trên thấy thế cũng căn vặn nhiều, nên những người làm trực tiếp như tôi cảm thấy khá mệt mỏi. Có thể nói trong và ngoài FPT Telecom khi đó gặp vô vàn khó khăn.

Nhiều năm ở FPT, tôi chỉ thiên làm về công nghệ, nhưng khi sang FPT Telecom công việc không chỉ dừng lại ở kỹ thuật, mà còn liên quan đến quản trị, kinh doanh. Ở một đơn vị kinh doanh đặc thù như FPT Telecom, thì việc cung cấp dịch vụ cho hàng trăm nghìn khách hàng khác với việc làm dự án cho vài chục khách hàng. Trước đây ở FPT IS tôi chưa từng gặp cảnh khách hàng là chủ quán cà phê Internet vác dao đuổi đánh nhân viên của mình, hay trong nội bộ công ty có những phần tử không tốt, ăn cắp vật tư, rồi việc mất an toàn lao động, dọa dẫm lãnh đạo.

Hai điều tôi không thể tha thứ được là vi phạm an toàn lao động và vi phạm đạo đức. Tôi và nhiều anh em bên FPT Telecom quyết định: Phải cải tạo, nâng cấp để cải tiến chất lượng dịch vụ. Với cương vị là Giám đốc Trung tâm Phát triển Hạ tầng, tôi cùng anh em cải tiến từ mô hình tổ chức, nhân sự, quy trình, đặc biệt là quy trình ISO. Và thực tế, trong 3 năm làm ở FPT Telecom tôi không nhớ mình đã ký bao nhiêu quyết định cho thôi việc.

Nhưng làm một việc gì có hệ thống thì đòi hỏi phải có thời gian, quá trình và tháo gỡ dần dần. Nếu không tâm huyết, không nhiệt tình, khôn khéo tôi nghĩ không thể giải quyết hết được.

Sau một thời gian, chất lượng hạ tầng của FPT Telecom khá ổn. Trải qua nhiều khó khăn, tôi nghiệm ra rằng, lòng quyết tâm, nhiệt tình, cộng với sự giúp sức của đội ngũ nhân viên năng động, chúng tôi đã giải quyết được mọi việc.

Lửa thử vàng đã thành công như thế.

Phạm Thế Hùng

Phó Tổng giám đốc FPT Telecom Miền Bắc

Trích “Sử ký FPT 20 năm”

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận