Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khổ, mẹ bệnh tim đau ốm liên miên, bố phải lo chạy chữa và chăm sóc mẹ nên tôi phải sống cùng ông nội.
Năm tôi lên lớp 6 mẹ mất. Hồi đó do còn quá nhỏ nên tôi chưa nhận thức được mình đã mất đi người mẹ, mất đi thứ tình cảm vô cùng quý giá. Từ khi mẹ mất bố tôi sinh ra tiêu cực, uống rượu suốt ngày. Khi tôi học lớp 1 bố cũng bỏ tôi ra đi. Lúc này tôi thật sự sốc và cảm thấy mình lẻ loi trong cuộc sống này, đã có lúc tôi muốn buông xuôi nhưng may sao tôi còn có ông. Ông tôi là sĩ quan quân đội nên lương hưu cũng đủ để nuôi và lo cho tôi ăn học.
Năm lớp 12 tôi phân vân không biết nên đi học tiếp hay không? Ông tôi nói: “Cháu cứ đi thi đại học, vất vả bao nhiêu ông cũng lo cho cháu được miễn là cháu học tốt”. Câu nói đó là động lực cho tôi cố gắng học tập. Rồi những bông hoa bằng lăng nở từng chùm tím cả sân trường báo hiệu mùa thi đại học sắp đến. Tôi phân vân không biết nên chọn đại học Sư Phạm hay Khoa học Xã hội và Nhân văn.Tôi được ông tôi kể cho nghe về những năm tháng kháng chiến chống Mỹ hào hùng, những câu chuyện này vô tình thẫm vào tôi từ thưở nào tôi cũng không hay. Tôi không biết mình yêu sử từ khi nào, chỉ biết rằng khi rảnh rối lại bảo ông kể cho nghe vè những ngày tháng gian khổ đầy hy sinh ở chiến trường miền Nam. Tôi cũng thường xuyên đến những di tích lịch sử ở Lạng Sơn như Thành Nhà Mạc, Ải Chi Lăng, Ải Nam Quan… để tìm hiểu thêm về lịch sử quê hương. Tình yêu sử trong tôi cứ thế lớn dần theo năm tháng.
Học sư phạm thì tôi sẽ không phải mất tiền đóng học phí như thế sẽ bớt đi một nỗi lo cho ông nhưng tôi lại thích theo nghiệp nghiên cứu sử. Tôi luôn ước mình sẽ trở được một lần tiếp xúc cùng Giáo sư Phan Huy Lê, Nguyễn Hải Kế… được nghe các thầy giảng bài mà muốn theo nghiệp nghiên cứu đồng nghĩa với việc tôi phải thi trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Hai ngả đường hai sự nghiệp tôi sẽ chọn cái nào đây, nếu theo sư phạm thì tôi sẽ phải đi dạy và bỏ mất cơ hội nghiên cứu, nhưng nếu chọn nghiên cứu thì tôi sẽ phải nộp học phí, gia đình mình liệu có gánh nổi không.
Giữa lúc tôi đang phân vân giữa hai ngã rẽ cuộc đời, cô hiệu trưởng đã gặp tôi và nói: “Em hãy chọn trường mà em yêu thích, nếu sau này gia đình em không đủ điều kiện để lo cho em thì cô và nhà trường sẽ trích từ kinh phí hội khuyến học nhà trường để giúp em”. Được cô hiệu trưởng giúp đỡ và ông ủng hộ nên tôi đã quyết định nộp hồ sơ vào trường Nhân văn. Trước ngày lên được xuống Hà Nội, cô hiệu trưởng đã gọi tôi đến, đưa cho 500.000 đồng và nói :“Đây là tiền của riêng cô đưa cho em với hy vọng giúp được cho em phần nào nỗi lo khi xuống Hà Nội thi. Em hãy cố lên nhé. Cô và mái trường này luôn dõi theo em”. Tôi nhận tiền mà nước mắt tuôn trào, quả thật cô rất tốt với tôi. Ngày đi thi ông tiễn tôi ra tận đầu làng và dặn: “Xuống Hà Nội đất là người đông cháu phải cẩn thận đó”, những câu nói của ông càng tiếp thêm sức mạnh để tôi cố quyết tâm thi đỗ đại học.
Tôi được tỉnh đoàn Lạng Sơn phối hợp cùng thành đoàn Hà Nội tổ chức đưa đón học sinh đi thi với chương trình “Tiếp sức em tôi đến trường”. Khi xuống đến Hà Nội tôi còn được các anh chị trường Học viện Tài chính giúp đỡ từ nơi ăn chốn ở đến cách làm bài thi một cách nhiệt tình và chu đáo nhất.
Kết quả tôi đã không làm phụ long mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Tôi đã đỗ vào khoa Lịch sử của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn với số điểm khá cao. Có được kết quả này là nhờ sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô, anh chị và các bạn rất nhiều, tôi sẽ không bao giờ quên điều này. Giờ đây tôi đã sắp học xong năm nhất, dù biết chặng đường trước mắt còn nhiều khó chông gai nhưng tôi sẽ cố gắng học thật tốt để sau này ra trường sẽ tìm được việc làm tốt và góp chút ít sức lực vào sự nghiệp xây dựng sử học nước nhà.
Tôi muốn gửi đến các bạn hiện đang chuẩn bị thi đại học một tong điệp: “Hãy cứ vươn tay lên bầu trời nếu bạn không thành mặt trời thì bạn cũng sẽ là một trong muôn ngàn vì tinh tú”.
Lý Viết Trường
-Từ ngày 1/4 đến hết ngày 13/5, Báo điện tử Ione.net và FPT Mạng cá cược bóng đá tổ chức cuộc thi viết “Hành trình đến tương lai”.
-Đối tượng tham dự là các bạn trẻ trong độ tuổi từ 17.
-Nội dung cuộc thi xoay quanh trăn trở của các bạn trẻ trước những lựa chọn ngành nghề hay con đường tiếp theo sau khi tốt nghiệp THPT. Bài dự thi bằng tiếng Việt có dấu, độ dài không quá 1.000 từ. Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ chọn một bài viết được chọn để trao giải thưởng bằng tiền mặt trị giá 300.000 đồng.
-Giải thưởng tháng được công bố và trao giải trong vòng 15 ngày tiếp theo của tháng.
-Cuối chương trình, ban tổ chức sẽ lựa chọn 3 tác phẩm để trao giải nhất, nhì, ba cùng phần thưởng trị giá 3 triệu đồng, 2 triệu đồng và 1 triệu đồng.
-Bài dự thi gửi về: [email protected]