Phải vào Đại học – Lối mòn tư duy người Việt

21:00 08/08/2014

Ở Việt Nam, khi con cái đỗ đại học, gia đình thường mở tiệc lớn ăn mừng, coi đó là một sự kiện đáng tự hào. Cũng vào mỗi mùa thi, người ta lại nghe tin nhiều sỹ tử bị rơi vào trầm cảm, tự kỷ, bỏ nhà ra đi hay dại dột tìm đến cái chết chỉ vì… trượt đại học. Áp lực từ nhiều phía khiến việc trượt đại học trở thành “cú sốc đầu đời” với không ít bạn trẻ, họ trở nên bối rối, hoang mang trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Áp lực từ nhiều phía khiến việc trượt đại học trở thành “cú sốc đầu đời” với không ít bạn trẻ, khiến họ bối rối, hoang mang trước ngưỡng cửa cuộc đời. Nguồn ảnh: Internet.
Áp lực từ nhiều phía khiến việc trượt đại học trở thành “cú sốc đầu đời” với không ít bạn trẻ, khiến họ bối rối, hoang mang trước ngưỡng cửa cuộc đời. Nguồn ảnh: Internet.

Đối với những nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, đại học chỉ là một trong số các lựa chọn, và chính phủ luôn khuyến khích những hướng đi mới. Thế nhưng ở Việt Nam, đại học vẫn còn được tung hô và trở thành áp lực nặng nề cho người trẻ và chính gia đình của họ. Phải chăng, đó là hệ lụy của lối tư duy cũ kỹ và có phần cực đoan của người Việt – bằng mọi giá phải vào đại học???

Tương lai nào cho những cử nhân thất nghiệp?

Trong quý I năm 2014, cả nước có hơn 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Nguồn ảnh: Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá
.
Trong quý I năm 2014, cả nước có hơn 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Nguồn ảnh: Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá .

Theo thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo năm 2012, trong 100% sinh viên mới ra trường, có đến 63% sinh viên không tìm được việc làm và 37% sinh viên còn lại cần được các nhà tuyển dụng huấn luyện lại những kỹ năng làm việc cần thiết. Trong số sinh viên tìm được việc làm thì đến hơn 50% là làm trái ngành nghề.

Đáng buồn hơn là những con số này có xu hướng ngày càng tăng cao. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong quý I năm 2014, cả nước có hơn 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, tăng 90.000 người so với quý IV năm 2013, tăng hơn 130.000 người so với quý IV năm 2012.

Theo Th.S Vũ Chí Thành, Giám đốc FPT Mạng cá cược bóng đá Hà Nội: “Có một nghịch lý đang tồn tại ở thị trường lao động nước ta, là trong khi nhiều doanh nghiệp đang khát nhân sự, khó khăn khi muốn tuyển nhân sự phù hợp, thì hàng năm, có hàng vạn sinh viên ra trường không xin được việc làm.”

Nếu coi đại học là tấm vé thông hành cho tương lai, thì đối với những cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp, tương lai của họ sẽ đi về đâu?

Doanh nghiệp không đánh giá cao bằng cấp

 Sự thật là hầu hết các doanh nghiệp đều không coi trọng yếu tố bằng cấp khi tuyển dụng.

Do đó, hàng trăm nghìn sinh viên dù tốt nghiệp với bằng cử nhân, thạc sỹ nhưng nếu thiếu kỹ năng, kinh nghiệm thì vẫn bị các doanh nghiệp từ chối.

Nguyễn Thị Vân Anh – Phó TGĐ Công ty CP cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ cao Việt Nam cho biết, tại doanh nghiệp của bà không có sự phân biệt về đầu vào giữa lao động là học viên các trường nghề và cử nhân đại học

Đại diện FPT Software, bà Tạ Thị Kim Ngân (HR Manager) cũng khẳng định: “Doanh nghiệp không quan trọng bằng cấp nhưng quan trọng năng lực cá nhân”.

Dù tốt nghiệp với bằng cử nhân, thạc sỹ nhưng nếu thiếu kỹ năng, kinh nghiệm thì sinh viên vẫn bị các doanh nghiệp từ chối. Nguồn ảnh: Internet.
Dù tốt nghiệp với bằng cử nhân, thạc sỹ nhưng nếu thiếu kỹ năng, kinh nghiệm thì sinh viên vẫn bị các doanh nghiệp từ chối. Nguồn ảnh: Internet.

Đối với công ty Appota, ông Đỗ Tuấn Anh (CEO & Founder) thẳng thắn xếp loại: “Bằng cấp chỉ là tiêu chí thứ 5, xếp sau các tiêu chí kinh nghiệm thực chiến về chuyên môn, khả năng thích nghi, khả năng tự học hỏi và khả năng làm việc nhóm. Do vậy, khi phỏng vấn bằng cấp không ảnh hưởng nhiều tới cuộc trao đổi”.

Đây là sự “lệch pha” đáng tiếc, cho thấy việc đào tạo và sử dụng lao động đang tách rời nhau. Các trường đại học chưa có sự liên hệ, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng đào tạo ra nhiều nhưng về chất lượng thì không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Chọn trường vừa sức, thành công trong tầm tay

Ở một góc độ khác, mặc dù không phủ nhận hoàn toàn những lợi ích mang lại từ môi trường giáo dục đại học, nhưng chắc chắn đó không phải là con đường phù hợp cho tất cả. Thay vì đuối sức trong ­­cuộc chạy đua mang tên “đại học”, các bạn trẻ nên xác định rõ đam mê, sở thích và chọn một ngôi trường vừa sức, phù hợp khả năng, có điều kiện đào tạo tốt chuyên ngành mình lựa chọn.

Đăng ký học các trường nghề đang là một xu hướng được khuyến khích tại các nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Úc, Singapore… Ở Việt Nam, các doanh nghiệp cũng ngày càng đánh giá cao và sẵn sàng tiếp nhận lao động tốt nghiệp trường nghề. Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó TGĐ Công ty CP cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ cao Việt Nam đánh giá: “Các lao động tốt nghiệp trường nghề có phần vượt trội hơn về sự hòa nhập cũng như đáp ứng đòi hỏi công việc so với các cử nhân đại học.”

Trong khi cử nhân, thạc sỹ đang thất nghiệp hàng loạt thì theo đánh giá của Tổng cục dạy nghề, tỷ lệ học viên có việc làm các hệ trung cấp, cao đẳng nghề luôn đạt 75%, có ngành đạt 90%.

Được trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết, sinh viên các trường nghề có nền tảng tốt để tự tin làm việc và theo đuổi đam mê.
Được trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết, sinh viên các trường nghề có nền tảng tốt để tự tin làm việc và theo đuổi đam mê.

Không chỉ đơn giản là một công việc sau khi ra trường, những câu chuyện có thật sau đây chắc chắn sẽ khiến chúng ta thay đổi suy nghĩ về việc chọn trường, chọn nghề và nên hay không nên bất chấp tất cả để vào Đại học. Võ Chí Tùng, sinh năm 1991, tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế website Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá , từ chối lời mời làm việc của nhiều doanh nghiệp để cùng bạn bè mở một công ty riêng chuyên về lĩnh vực CNTT. Trong ba tháng, Tùng giữ vị trí quản lý và cùng đồng nghiệp triển khai thành công hơn 30 dự án lớn, nhỏ cho các đối tác trong, ngoài nước.

Mai Khánh Nam, một cựu sinh viên khác vừa tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế website tại Cao đẳng thực hành FPT Mạng cá cược bóng đá , hiện đang giữ chức vụ Trưởng phòng Kỹ thuật công ty INKIU Việt Nam với thu nhập hàng tháng trên 10 triệu đồng. Ngoài Tùng, Nam, rất nhiều sinh viên của FPT Mạng cá cược bóng đá cũng đang làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn như Fsoft, FIS, Samsung… với mức lương nhiều người mơ ước.

Như vậy, dù không sở hữu bằng đại học trong tay, nhiều bạn trẻ vẫn có được thành công từ khá sớm. Được trang bị đầy đủ kiến thức và các kỹ năng cần thiết, sinh viên các trường nghề có nền tảng tốt để tự tin làm việc và theo đuổi đam mê. Đại học không phải con đường duy nhất để đến với thành công, và đừng tự biến mình thành những chú “gà công nghiệp” gắn mác cử nhân.

 

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

25 bình luận trong “Phải vào Đại học – Lối mòn tư duy người Việt

  1. Học đại học, nền tảng văn hóa cao hơn. Học trường nghề thì thực dụng hơn. Hai bạn học lực THPT như nhau, một bạn vào ĐH, bạn kia chẳng may rớt phải vào trường nghề. Khi ra trường 2 người có cách nhìn nhận vấn đề và ứng xử trước 1 sự kiện rất khác nhau. Ở nước ta, người học ĐH thường thăng tiến nhờ kiến thức (và thường chậm), người học TH, CĐ thường thăng tiến nhờ mưu mẹo- và thường là nhanh hơn. Nhìn đó: Những kiểu dự thảo quy định như ngực lép không đước đi xe máy, xe biển số chẵn/ lẻ được lưu hành vào ngày chẵn/ lẻ hay quy định không được lắp ô kiếng phía trên đầu người chế ở nắp quan tài (để người viếng nhìn mặt lần cuối) rất có thể xuất phát từ cái đầu chỉ đạo của VIP

    1. Chào em,
      Tương lai bắt đầu từ ngày hôm nay nhé. Nếu em đầu tư cho việc học tập tại FPT Mạng cá cược bóng đá thì em sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn vì trong quá trình học em sẽ được trang bị những kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ để phục vụ cho công việc sau này của mình. Em có thể xem thông tin tuyển sinh đợt này tại link sau //westview-heights.com/tuyen-sinh-cao-dang-xet-tuyen. Em vui lòng để lại số điện thoại để được tư vấn cụ thể hơn em nhé!

  2. Năm nay e thi đh với số điểm khá cao nhưng e không đậu vào trường e thích giờ trương công không tuyển nữa mà trường tư học phí quá cao e không đủ điều kiện để học nên e định sẽ đi học tiếng anh và hoa ngữ nhưng e không biết con đường này tương lai sẽ ra sao xin mọi người tư vấn cho e

  3. tuy nguoi thui ban ag.chi co nhung nguoi nang luc moi lam dk thui.vi du to vao do ma hoc song to ko biet lam thi lay cai bang trung binh song lai that nghiep ag?

  4. Nên nhớ rằng đại học đâu phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Tất nhiên học nhiều thì tốt. Nhưng thật chất đại học suy cho cùng cũng chỉ là cái thang đo nhau về kiến thức mà thôi. Mà việc học đâu phải chỉ là nấc thang mà học là một con đường . một con đường rất dài. Vì có những lối suy nghĩ quá khô cứng như vậy mới làm cho chúng ta trở nên như ngày hôm nay!!

Bình Luận