Sự ra đời của container được xem là một phát minh lớn trong ngành vận tải, bởi đóng hàng bằng container giúp bảo quản tốt hàng hóa, tránh hư hỏng và giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển, v..v. Vậy container là gì, những loại container phổ biến nào đang được sử dụng hiện nay?
Container là gì?
Theo tổ chức ISO, Container được hiểu là một công cụ vận tải được thiết kế đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp dỡ, bảo quản và sắp xếp hàng hóa, có hình dáng cố định và bền chắc để dùng được nhiều lần. Ngoài ra về kích thước, container được chia làm 3 loại theo tiêu chuẩn ISO là container 20 feet, container 40 feet và 45 feet.
Một số loại container phổ biến hiện nay
1. Container hàng bách hóa (General purpose container)
Container hàng bách hóa là loại container được sử dụng để chở hàng bách hóa hay hàng khô, vì vậy loại container này còn được gọi với cái tên là container khô (Dried Container), được kí hiệu là DC. Đây là loại container được sử dụng phổ biến nhất trong ngành vận tải hiện nay.
2. Container lạnh (Refrigerated Container – RF)
Đây là loại container đặc biệt được tích hợp thêm chế độ làm lạnh và nhiệt độ bên trong có thể chạm mốc -18 đến -23 độ. Thông thường, loại container này hay được sử dụng để vận chuyển các hàng hóa đông lạnh, thực phẩm tươi sống, rau củ hoặc các sản phẩm y tế yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp.
3. Container hở trên (Opentop container – OP)
Là loại container được thiết kế không có nóc, thay vào đó phần nóc được thay thế bằng bạt/ vải dầu sau khi đóng hàng xong. Bởi vì thiết kế có phần đặc thù hơn những loại container khác nên container hở trên rất phù hợp để chở các hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh, không xếp được qua cửa container ví dụ như máy móc thiết bị, gỗ thân dài,…
4. Container mặt phẳng (Container flat rack – FL)
Một kiểu dáng container khác cũng đặc biệt không kém là container mặt phẳng, với phần thiết kế không có nóc, không có thành, không có cửa mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc. Vì vậy, container mặt phẳng thường được dùng để chở hàng siêu trường siêu trọng, hàng quá khổ có kích thước vượt quá kích cỡ có thể chứa của container thông thường như xe tải, tàu thuyền, cuộn thép, các loại thùng chứa hàng, các loại máy móc sử dụng cho công trình,…
Ngoài ra, container mặt phẳng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố định, gập xuống hoặc có thể tháo rời.
5. Container bồn (Tank container)
Là loại container bao gồm hai bộ phận chính là phần khung và bồn chứa, trong đó phần khung ở bên ngoài được thiết kế chắc chắn để bao bọc bồn chứa. Bên cạnh đó, container này chủ yếu dùng để vận chuyển hàng lỏng. Khi đó, hàng sẽ được rót vào qua miệng bồn ở phía trên mái container và được rút qua van xả nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.
6. Container hàng rời (Bulk container)
Xếp cuối cùng trong danh sách nhưng cũng là một trong những loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay là container hàng rời, với thiết kế có phần cửa trên to hơn, thuận tiện cho việc đưa hàng vào từ trên xuống cũng như xếp dỡ hàng hóa trực tiếp thông qua cửa dưới đáy hoặc bên cạnh. Nhờ việc sở hữu tính năng tiện lợi như vậy nên container hàng rời thường xuyên được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hàng rời khô như lúa, gạo, ngũ cốc, xi măng, khoáng sản,…
Đối với sự phát triển của ngành vận tải nói riêng và logistics nói chung, container là một trong những yếu tố chủ chốt mà bất cứ ai cũng không thể không nhắc đến. Hy vọng với những thông tin sơ lược trên về các loại container, các bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa về ngành logistics.
Bộ môn Kinh tế
Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Đà Nẵng