Mách bạn vài “chiêu” thuyết trình thu hút, hấp dẫn người nghe

10:12 25/10/2022

Bạn chuẩn bị rất tỉ mỉ cho bài thuyết trình của mình nhưng khi trình bày thì không thu hút được sự chú ý của người nghe? Đừng chần chừ mà hãy giải quyết vấn đề này ngay!

Bạn có phải là một người luôn loay hoay với những đề tài thầy cô yêu cầu trình bày trước lớp, luôn lo sợ và run rẩy trước ánh mắt của mọi người dù đã luyện nói hàng nghìn lần nhưng trên sân khấu đầu óc lại trở nên trống rỗng và không thể trình bày rành mạch ý tưởng mình? Hãy cải thiện vấn đề này bằng cách học hỏi phương pháp thuyết trình của TED Talk.

Dựa trên những kinh nghiệm từ các thuyết gia hay chỉ là những người mang câu chuyện đặc biệt đến từ những lĩnh vực khác nhau, TED Talk – một chương trình truyền hình gửi gắm nhiều thông điệp hữu ích và được đông đảo khán giả mến mộ đã chia sẻ 5 yếu tố chính tạo nên bài thuyết trình hấp dẫn bao gồm: hệ thống câu chuyện, chọn cách trình bày, cử chỉ trên sân khấu, phương tiện hỗ trợ và phối hợp yếu tố.

5 yếu tố tạo nên sự thành công của TED Talk

Hệ thống câu chuyện của bạn

Trước khi thuyết trình, bạn cần lên ý tưởng và định hình những gì bạn muốn nói bằng cách vạch rõ nơi bắt đầu và nơi kết thúc câu chuyện. Giới thiệu rất nhanh chủ đề, giải thích lý do tại sao họ quan tâm sâu sắc đến chủ đề đó và thuyết phục khán giả rằng họ cũng nên làm như vậy.

Hệ thống câu chuyện rõ ràng, ngắn gọn, đúng chủ đề

Kế hoạch cách trình bày

Khi đã có sườn bài, bạn cần tập trung vào cách diễn đạt. Có rất nhiều cách để bạn trình bày như đọc từ màn hình, ghi nhớ những ý chính trong bài bằng từ khóa hoặc là học thuộc lòng đến mức bạn hiểu rõ từng từ một, …

Nếu bạn có nhiều thời gian, bạn có thể chọn cách học thuộc lòng bài nói của mình ở dạng văn nói. Đừng viết trước rồi học thuộc. Hãy luyện tập nói trước cho đến khi bạn cảm thấy ổn và viết xuống giấy. Sau đó bắt đầu học thuộc những gì bạn đã viết, như vậy bạn sẽ nhớ lâu hơn và khán giả sẽ không cảm thấy bài nói của bạn quá cứng nhắc và không được tự nhiên.

Luyện nói để tăng khả năng tự nhiên khi thuyết trình (Nguồn: WikiHow)

Nếu bạn không có đủ thời gian, bạn nên nhớ những ý chính và từ khóa sau đó diễn tập nhiều lần cho đến khi trôi chảy. Cách này sẽ khiến cho bài nói của bạn như một cuộc trò chuyện, mỗi lần trình bày là một cách diễn đạt khác nhau, tuy nhiên bạn cần nắm rõ các ý chính trong bài theo thứ tự và luyện tập chăm chỉ để không phải khó xử khi tình cờ quên đi một ý chính trong bài và khán giả sẽ nhận ra bạn đang học thuộc. Đừng quên chú ý đến ngữ điệu của mình và cũng đừng cố gắng gồng ép giọng nói để trở nên mạnh mẽ hơn hoặc nhẹ nhàng hơn để gần gũi với khán giả. Hãy cứ là chính mình!

Cải thiện sự hiện diện trên sân khấu

Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm, hành động và tư thế trên sân khấu có thể là phần khó khăn nhất khi thuyết trình. Nói đúng từ ngữ, câu chuyện và nội dung là yếu tố quyết định thành công hay thất bại lớn hơn nhiều so với cách bạn đứng hoặc việc mọi người đang thấy bạn có lo lắng hay không. Sai lầm lớn nhất thường thấy là mọi người di chuyển cơ thể quá nhiều. Chỉ cần đứng yên điềm tĩnh là có thể cải thiện đáng kể sự hiện diện trên sân khấu. Có một số người có thể đi vòng quanh sân khấu trong khi thuyết trình nhưng tốt hơn hết là nên đứng yên và dựa vào cử chỉ tay để nhấn mạnh.

Hãy chú ý đến cử chỉ khi thuyết trình

Hãy tìm năm hoặc sáu người có vẻ ngoài thân thiện ở các bộ phận khác nhau của khán giả và nhìn thẳng vào mắt họ khi bạn nói. Hãy coi họ như những người bạn mà bạn đã không gặp trong một năm, những người mà bạn đang cập nhật về công việc của mình. Giao tiếp bằng mắt là vô cùng mạnh mẽ và nó sẽ giúp ích cho bài thuyết trình của bạn hơn bất cứ điều gì khác.

Hãy dùng cả ngôn ngữ hình thể để thuyết trình

Một trở ngại lớn khác là sự lo lắng – dù trước hay khi đang ở trên sân khấu cũng có thể khiến bạn mất tự tin khi thuyết trình. Vì vậy hãy dành thời gian đi lại xung quanh sân khấu, đứng thẳng và mở rộng cơ thể – những tư thế này làm cho bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn. Nếu cảm thấy vẫn lo sợ thì tốt nhất là hít thở sâu trước khi lên sân khấu để khiến bạn cảm thấy bình tĩnh và làm chủ được tình huống đang xảy ra.

Kế hoạch lại việc sử dụng các phương tiện truyền thông hỗ trợ

Nếu bạn cần dùng các phương tiện truyền thông để bài nói của bạn sống động hơn, hãy sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Hầu hết mọi người bây giờ đều dùng PowerPoint để minh họa cho bài nói của mình. Hãy giữ cho nó đơn giản, không sử dụng trang trình bày thay thế cho ghi chú và không lặp lại thành tiếng các từ có trên trang trình bày. Thông tin chỉ thú vị khi khán giả nghe một lần và sẽ tốt hơn khi được nhìn thấy hình ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm công cụ Video để minh họa cho quan điểm của bạn. Tuy nhiên, đừng nên quá lạm dụng những thước phim này vì nếu chiếu mỗi hình ảnh thì đây không còn là một bài thuyết trình do bạn trình bày mà là do máy tính trình bày. Chỉ nên đưa ra những clip ngắn trong khoảng 30 giây đến 1 phút để tạo điểm nhấn cho bài thôi nhé!

Điều quan trọng nhất cần nhớ là không có cách nào tốt để thực hiện một bài nói chuyện. Những thứ tồi tệ nhất là những thứ luôn theo công thức một cách cứng nhắc . Trên đây chỉ là một vài lời khuyên được tổng hợp lại, hãy chọn lọc và làm theo cách của riêng bạn. Hãy luyện tập thật nhiều và lắng nghe đóng góp từ bạn bè và đồng nghiệp khi cải thiện được chúng, bạn sẽ có những buổi thuyết trình ngày càng hoàn hảo hơn.

Phòng Đào tạo

Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá HCM

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận