Thời gian qua, những dự án cộng đồng phi lợi nhuận của các bạn trẻ yêu nghệ thật truyền thống diễn ra sôi nổi. Có thể điểm qua một số dự án tiêu biểu như “Vẽ về hát bội”, “Vang vọng trống chầu”… được thực hiện bởi thế hệ 8x, 9x của Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá .
Mới đây, khán giả trẻ tại TP.HCM lại tiếp tục được hòa mình trong không gian nghệ thuật truyền thống hát bội qua chương trình “Giữ lửa ngàn năm” do nhóm sinh viên trường Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá TP.HCM tổ chức.
Biết rồi mới thích, mới yêu
Thập niên 80 của thế kỷ trước, không chỉ tá túc ở những mái đình, len lỏi trên những ghe hát bội khắp miền sông nước, mà ngay tại trung tâm TP.HCM, hát bội vẫn đường đường cạnh tranh với cải lương, vé các suất hát đều bán trước một ngày. Thế nhưng đến nay, đó chỉ còn là một kỷ niệm đẹp khi mà lớp khán giả ngày ấy đã ngày một già đi, còn người trẻ thì không dành quá nhiều thời gian để tiếp cận cũng như tìm hiểu.
Thứ khiến họ cuốn hút giờ đây lại là các trò chơi điện tử, phim ảnh, du lịch… làm cho những giá trị của bộ môn nghệ thuật truyền thống hát bội dần bị lãng quên. Và điều đó càng thôi thúc các bạn sinh viên Cao đẳng FPT Mạng cá cược bóng đá Hồ Chí Minh quyết tâm hơn với dự án “Giữ lửa ngàn năm”.
Đại diện nhóm, bạn An Trường chia sẻ: “Dự án lần này được xuất phát từ ký ức ngày nhỏ của các thành viên trong nhóm khi được nghe hát bội trong các dịp cúng đình cùng với ông bà của mình. Nhưng ở hiện tại, mọi người rất khó để tìm lại được ký ức như vậy, vì so với cải lương thì hát bội rất ít địa điểm biểu diễn để khán giả được xem. Với mong muốn bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của bộ môn hát bội, nhất là khi hát bội đang có nguy cơ bị mai một, nhóm đã lên kế hoạch, dự án ròng rã suốt ba tháng để mang đến một chương trình hấp dẫn người trẻ”.
Tại sự kiện, người xem đã được tham quan triển lãm trang phục hát bội, được hòa mình vào những tiết mục làm nên “tên tuổi” của gánh Hát bội tuồng cổ Ngọc Khanh và cuối cùng được NSƯT Ngọc Khanh giải đáp các câu hỏi thắc mắc như: Tại sao hát bội còn có tên gọi hát bộ? Tính tượng trưng, ước lệ và cách điệu trong hát bội như thế nào? Các nhân vật dê xồm, người trung trực, hoặc nịnh hót có nụ cười khác nhau ra sao? Lý do gì Tạ Ôn Đình trong tuồng Sơn Hậu lại hay thở phì phì cho râu bay lên… kèm theo đó là những trò chơi “khán giả cùng diễn như nghệ sĩ”, mang đến một không khí sôi động và lý thú, bổ ích.
Lần đầu tiên được trải nghiệm và nghe hát bội, bạn Vương Anh (Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: “Từ sự lý giải dí dỏm của cô Ngọc Khanh về điệu bộ, cách đi đứng, ăn nói, biểu cảm của từng dạng nhân vật, tôi đã có điều kiện hiểu sâu thêm về bộ môn nghệ thuật này. Lúc đầu còn bỡ ngỡ, nhưng dần dà tôi thật sự bị cuốn theo những tiết mục hát bội”.
Mưa dầm sẽ thấm lâu
Nói về ngày đầu đồng hành với nhóm, NSƯT Ngọc Khanh, “bà bầu” của gánh Hát bội tuồng cổ Ngọc Khanh không khỏi xúc động: “Gánh hát của tôi đã tồn tại hơn 40 năm qua. Nhưng tôi luôn nơm nớp không biết khi nào mình phải rã gánh, bởi lớp trẻ kế thừa không còn nữa. Những người muốn tìm hiểu về hát bội cũng không có mấy ai. Những bậc cao niên am hiểu hát bội thì lần lượt thành người thiên cổ. Do vậy, khi được nhóm mời tham gia dự án, tôi rất ngạc nhiên. Tôi nhận lời ngay và giúp đỡ cho nhóm bằng mọi cách. Bởi có lẽ đây là một trong những cách tốt nhất để người trẻ hiểu hơn về hát bội, một chương trình rồi nhiều chương trình các bạn sẽ dần thích mà thôi”.
Đúng là trong bối cảnh hiện nay, hát bội cũng như một số loại âm nhạc cổ truyền khác đang rơi vào tình trạng mai một vì không còn nhiều người theo đuổi, truyền bá và gìn giữ. Tuy nhiên, với nhiều hoạt động giới thiệu, đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống đến gần công chúng được thực hiện bởi chính những bạn trẻ với đầy tâm huyết, nhiệt thành. Có thể thấy, nhiều người trẻ không hề quay lưng lại với loại hình nghệ thuật truyền thống. Với họ, nghệ thuật truyền thống vẫn đang âm ỉ cháy, nếu được khơi gợi sẽ được phát triển không ngừng và được lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.
Chúng ta nên có niềm tin rằng, hát bội vẫn sẽ “sống” theo một cách khác, vẫn giữ được những giá trị truyền thống nhưng được khoác lên lớp áo mới hơn, trẻ hơn. Và chính những dự án như “Giữ lửa ngàn năm” đã góp phần tạo lối ra tốt cho nghệ thuật truyền thống, tạo ra một thế hệ khán giả trẻ, cũng như có thêm nhiều đất diễn, tạo chất xúc tác mạnh để các nghệ sĩ gắn bó hơn với nghề và tiếp tục ra đời nhiều vở hay hơn nữa. Như lời NSƯT Ngọc Khanh tâm sự: “Chỉ cần có khán giả lắng nghe thì vẫn còn người nghệ sĩ hát bội cống hiến trên sân khấu. Hát bội chỉ thật sự chết khi không còn ai nhớ về”.
Cô Đặng Kiều Oanh, Trưởng bộ môn Quan hệ công chúng – PR & Tổ chức sự kiện chia sẻ: “Là người theo sát các bạn sinh viên từ ngày đầu bắt tay vào làm dự án, tôi cảm nhận được những tâm huyết và thông điệp mà các bạn mong muốn truyền tải thông qua dự án lần này. Tôi hy vọng rằng dự án sẽ được ủng hộ nhiều hơn nữa, để qua đó loại hình nghệthuật truyền thống hát bội được quảng bá rộng rãi đến với công chúng, đến với các bạn trẻ và cả du khách nước ngoài”.
Những giá trị thực của nghệ thuật hát bội vẫn mãi còn đó và không thể mất đi một cách dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay bộ môn này đang ở vào một giai đoạn vô cùng khó khăn, tình trạng mất dần người mộ điệu đang làm cho sân khấu hát bội ngày càng trở nên đìu hiu. Vì thế, hơn bao giờ hết, nghệ thuật hát bội cần phải được phát huy và bảo tồn. Chính từ những dự án, chương trình của các bạn trẻ trong thời gian qua sẽ là cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, giữa nghệ sĩ với khán giả… góp phần đưa hát bội đến gần hơn với công chúng.