Hướng dẫn viên du lịch cho “Tây” – Công việc sướng hay khổ?

15:01 17/07/2017

Với đặc thù công việc, nghề hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi ở người làm rất nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, cả về năng lực chuyên môn, phẩm chất lẫn khả năng ứng xử, giao tiếp, sự dẻo dai và tâm lý ổn định. Trong đó, công việc hướng dẫn viên du lịch cho khách “Tây” được nhiều người xem là thuộc hàng “sang chảnh”, tuy không bằng việc dẫn tour nước ngoài, nhưng ít ra thì cũng sướng hơn hướng dẫn viên du lịch cho khách nội, hoặc hướng dẫn viên du lịch cho trẻ em, học sinh, sinh viên của các trường. Vậy nhưng, đằng sau sự hào nhoáng đó là nhiều nỗi vất vả khó nói hết của tour-guide.

Dẫn tour cho khách nước ngoài – một công việc “hạng sang”

Thu nhập cao, được đi du lịch suốt ngày, gặp nhiều bạn bè thú vị khắp năm châu… là những gì mọi người thường nói về công việc hướng dẫn viên du lịch. Tất nhiên với đặc trưng nghề nghiệp, người hướng dẫn viên phải chịu nhiều vất vả, nhưng rõ ràng đây là công việc được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, ưa chuộng bởi những đặc tính riêng: trẻ trung, năng động, tích lũy được nhiều kiến thức thực tế, có những trải nghiệm thú vị mà không phải ai cũng có được.

Kết quả hình ảnh cho huong dan vien du lich

Khi dẫn tour cho khách nước ngoài, thường thì ngoài tiền lương được thỏa thuận trước, hướng dẫn viên du lịch còn được nhận thêm tiền tip. Khoản thu nhập này không cố định và có thể thay đổi theo từng đối tượng khách hàng, nhưng sẽ là một nguồn thu đáng kể với nhiều người. Ngoài ra, quan hệ giữa hướng dẫn viên và khách du lịch không đơn thuần là vấn đề tiền bạc. Nó như một trải nghiệm mới, về con người mới, đất nước mới, những vấn đề xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Và đã có lúc, tưởng chừng như chính hướng dẫn viên du lịch cũng đang trở thành một người khách thực thụ, tận hưởng chuyến đi dưới góc nhìn rất đặc biệt.

Nhưng vẫn có những vất vả khó nói hết bằng lời

Nỗi vất vả đầu tiên khi dẫn tour cho khách nước ngoài, đó là vấn đề thời gian. Người nước ngoài đến Việt Nam du lịch thường sẽ có những chuyến đi dài, đi xa, và tour guide sẽ phải kề cận 24/7 suốt cả chuyến đi. Hãy tưởng tượng bạn phải rời nhà từ lúc 6h sáng hoặc sớm hơn để kịp đến công ty nhận tour, phân xe, tài xế, sau đó là những chuyến lòng vòng quanh khu phố để đón khách. Tùy địa điểm tour gần như hay xa, nội thành hay các tỉnh lân cận mà bạn được về nhà lúc nào, nửa đêm, sáng hôm sau hay thậm chí là 2-3 ngày tới. Các hướng dẫn viên phải đảm bảo luôn phục vụ khách thường trực từ A-Z, từ lúc lên xe bắt đầu tour đến lúc kết thúc hành trình. Tùy vào độ “duyên”, nhiệt tình mà hướng dẫn viên nhận được số tiền tip từ khách.

Kết quả hình ảnh cho tour guide in vietnam

Ngoài ra, thách thức lớn nhất của hướng dẫn viên du lịch khi dẫn khách nước ngoài đó là xử lý sự cố với khách hàng. Lúc đó, bạn vừa phải vận dụng hết sự khéo léo lẫn khả năng ngôn ngữ của mình ra để giải quyết muôn vạn vấn đềcó thể gặp phải: đồ ăn bị thiếu, phòng không sạch sẽ như dự kiến, hay đơn giản là khách không hài lòng mà chẳng cần lý do gì cả. Tiền, dù rất quan trọng, nhưng khi để giải quyết một tranh chấp thì không có ý nghĩa nhiều. Ngày càng có nhiều trang review khách sạn, du thuyền, tour du lịch trên mạng, khiến hướng dẫn viên du lịch càng phải căng mình lên giải quyết ổn thỏa với khách, vì chỉ cần một dòng đánh giá không hay, sự cố gắng của cả công ty có thể sẽ đổ sông đổ bể.

Dù đầy rẫy vất vả, chông gai nhưng đó lại là nguồn động lực lớn lao để Hướng dẫn viên du lịch nuôi dưỡng đam mê. Môi trường làm việc nhiều áp lực khiến người hướng dẫn phải không ngừng rèn luyện. Càng đi Tour nhiều, Hướng dẫn viên càng tích lũy được “vốn nghề”, rèn được cho mình sự khéo léo, tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp… Đây cũng chính là lý do khiến nghề Hướng dẫn viên du lịch được các bạn trẻ yêu thích và luôn được xếp trong Top những nghề có sự phát triển bền vững, lâu đời, hứa hẹn trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đăng Kí học Fpoly 2023

Bình Luận